Hậu kỳ “khai tử” các dự án BT (Bài 9): Tuyến đường 2,1km… 3 nhiệm kỳ chưa hoàn thành!?

GIA NGUYỄN 13/07/2020 06:30

Trải qua 18 năm, thế nhưng, tuyến đường chỉ dài 2,1km vẫn chưa thể hoàn thành, đây là một trong những bất cập, hệ lụy mà các dự án được xây dựng theo hình thức BT đã và đang để lại…

Dự án đường Vành đai 2,5, đoạn Đầm Hồng – Quốc lộ 1A được UBND TP. Hà Nội phê duyệt quy hoạch từ năm 2002, quyết định giải phóng mặt bằng từ năm 2010. Tổng diện tích đất thu hồi 67.125m2, trong đó riêng quận Hoàng Mai là 54.411m2 (phường Định Công: 51.333m2, phường Thịnh Liệt: 7.079m2), bao gồm 557 hộ gia đình với đủ loại công trình, nhà ở, đất đai nằm trong diện di dời, nhưng đến nay, vì nhiều nguyên nhân, khâu giải phóng mặt bằng (GPMB) cũng như bồi thường vẫn chưa hoàn thành dẫn đến công trình chưa thể hoàn thiện.

18 năm trôi qua nhưng dự án đường vành đai 2,5 được thực hiện theo hình thức BT trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn chưa hoàn thành...

18 năm trôi qua nhưng dự án đường vành đai 2,5 được thực hiện theo hình thức BT trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn chưa hoàn thành...

Theo đó, để giải tỏa lưu lượng phương tiện khu vực Linh Đàm, năm 2002, UBND TP. Hà Nội đã quyết định phê duyệt dự án đầu tư tuyến đường Đầm Hồng - Giáp Bát trên địa bàn huyện Thanh Trì (nay là quận Hoàng Mai), tuyến đường nối từ Khương Trung (Thanh Xuân) đến Giải Phóng (đối diện với đường Kim Đồng hiện nay) dài 2,1km.

Tuyến đường có tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, được xây dựng theo hình thức BT (Xây dựng – chuyển giao) do liên danh Công ty CP Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội cùng Công ty Xây dựng công trình Hoàng Hà làm chủ đầu tư, sau đó, hai nhà đầu tư đã lập ra Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Mai trực tiếp quản lý dự án.

Tính đến thời điểm 03/7/2012, mức đầu tư tạm tính được chủ đầu tư đưa ra là hơn 1.289 tỷ đồng, dự án dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 12/2016. Thế nhưng, cho đến nay, khâu đoạn GPMB dự án vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa nói đến việc hoàn thành theo dự kiến…

Nhiều nguyên nhân được chỉ ra cho sự ì ạch của dự án, trong đó, nguyên nhân được người dân chỉ ra do sự thiếu minh bạch trong GPMB...

Nhiều nguyên nhân được chỉ ra cho sự ì ạch của dự án, trong đó, theo người dân địa phương vì thiếu minh bạch trong quy hoạch dự án nên họ chưa bàn giao mặt bằng...(?)

Theo ghi nhận của PV, mặc dù đã được rải đá răm, tuy nhiên, đoạn nối cầu L3 qua sông Lừ vẫn chưa hoàn thiện xong GPMB, nhiều ngôi nhà vẫn yên vị trong diện tích được cho thuộc phần thi công của dự án.

Nguyên nhân của thực trạng trên được chỉ ra, do chủ đầu tư dự án không nhận được sự đồng thuận từ người dân, trong đó, vị trí con đường đang thi công khác xa so với bản quy hoạch ban đầu dẫn đến những khúc mắc, bất cập như hiện nay.

Một số người dân đang có đất tại dự án cho biết, Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 thì con đường này không tiếp nối vào đường Kim Đồng, không đi qua ga Giáp Bát, mà đi thẳng và vuông góc với đường Giải Phóng.

Thế nhưng tại Quyết định số 104/QĐ-UB ngày 24/7/2002 của UBND thành phố Hà Nội về phê duyệt chỉ giới đường đỏ Đường 2,5 thì con đường 2,5 này lại đâm thẳng vào ga Giáp Bát. Và lệch đi so với con đường 2,5 theo bản Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ khoảng 300-400m(?), một số người dân tiếp tục cho hay.

gáhbgfshf

Dự án đường vành đai 2,5 vẫn chậm tiến độ, nguyên nhân sâu xa từ đâu? 

Được biết, trước đó, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đã có công văn kiến nghị UBND quận Hoàng Mai và Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai đẩy nhanh công tác GPMB dự án đầu tư đường Vành đai 2,5.

Nội dung công văn nêu rõ, theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - Nguyễn Thế Hùng, công tác GPMB của dự án này phải hoàn thành trong tháng 6/2019.

Trong đó, để bảo đảm thông tuyến từ Đầm Hồng đến cầu L3, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội kiến nghị các cơ quan chức năng quận Hoàng Mai tuyên truyền, vận động đối với 7 hộ gia đình thuộc phường Định Công nhận tiền và bàn giao mặt bằng dứt điểm trong tháng 01/2020. Đồng thời, cần sớm giải phóng mặt bằng dứt điểm đối với các hộ dân còn lại tại đoạn từ cầu L3 đến ngõ 115 phố Định Công cũng như 28 phương án thuộc địa bàn phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai.

Những tồn tại, bất cập ở đây là gì? Tại sao 18 năm, tăng đương với hơn 3 nhiệm kỳ của một lãnh đạo đã trôi qua, mà con đường chỉ 2,1km chưa được hoàn thiện? Khâu áp giá đền bù GPMB được tiến hành như nào? Dự án này được đấu giá công khai hay chỉ định? Việc đối ứng với chủ đầu tư ra sao?...

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin!

Có thể bạn quan tâm

  • Sau màn “cất lưới” sách giả, sách lậu: Pháp luật có được thực thi?

    Sau màn “cất lưới” sách giả, sách lậu: Pháp luật có được thực thi?

    06:50, 10/07/2020

  • Cận cảnh cuộc “cất lưới” sau hành trình “truy vết” sách giả, sách lậu

    Cận cảnh cuộc “cất lưới” sau hành trình “truy vết” sách giả, sách lậu

    17:01, 09/07/2020

  • Hà Nội: Dự án chưa nghiệm thu, chủ đầu tư vẫn đưa người dân vào ở?

    Hà Nội: Dự án chưa nghiệm thu, chủ đầu tư vẫn đưa người dân vào ở?

    13:30, 09/07/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hậu kỳ “khai tử” các dự án BT (Bài 9): Tuyến đường 2,1km… 3 nhiệm kỳ chưa hoàn thành!?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO