HBC chật vật tới ngôi vương

LÊ MỸ 26/03/2022 04:30

Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) đang đứng trước thách thức có tính bước ngoặt khi muốn vươn lên dẫn đầu ngành xây dựng.

>> Rào cản Coteccons trở lại hoàng kim

Như hầu hết các doanh nghiệp xây dựng, chịu tác động tiêu cực của COVID-19 trong năm 2021, HBC có kết quả kinh doanh thấp dưới kế hoạch.

 Doanh thu và lợi nhuận của HBC trong các năm qua.

Doanh thu và lợi nhuận của HBC trong các năm qua.

Nền tăng trưởng thấp

Năm 2021, HBC đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 13.500 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế 235 tỷ đồng, tăng lần lượt 20% và 181% so với kết quả thực hiện năm 2020. Tuy nhiên, lũy kế cuối năm 2021, Công ty chỉ giữ được doanh thu thuần đi ngang ở mức 11.355 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 98,5 tỷ đồng, hoàn thành 84% kế hoạch doanh thu và 39% kế hoạch lợi nhuận năm.

Trên thực tế, việc HBC suy giảm kinh doanh không chỉ diễn ra ở năm 2021, mà cả năm 2020 khi COVID-19 chưa tác động mạnh đến kinh tế nói chung và thị trường bất động sản – xây dựng nói riêng. Nguyên nhân được cho là do đà tăng phi mã của giá nguyên liệu, cùng với đó HBC cũng là một trong những doanh nghiệp xây dựng có nợ vay cao, trong khi khoản phải thu theo tiến độ hợp đồng cao.

Đây là tình trạng bị nợ đọng, bị khách hàng chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp xây dựng nói chung. Cải thiện tỷ lệ này là một trong những then chốt để doanh nghiệp giảm áp lực nợ vay, có nguồn gối đầu đảm bảo tiến độ thi công các công trình. Song điều này sẽ tiếp tục là thách thức của HBC trước bão giá vật liệu xây dựng đang tăng lên trong năm 2022. Công ty đã và đang nỗ lực tăng vốn, phát hành cổ phiếu ESOP, phát hành trái phiếu... để xoay xở ứng phó.

98,5 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế của HBC năm 2021, chỉ đạt 39% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tham vọng lớn

Bất chấp lợi nhuận liên tục suy giảm 4 năm qua, HBC vẫn lên kế hoạch kinh doanh 2022 với doanh thu 20.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 420 tỷ đồng, lần lượt tăng 76% và 355% so với thực hiện năm trước. Nếu đạt được thì đây là mức doanh thu cao nhất trong lịch sử hoạt động của HBC. So với một “đối thủ” nhiều năm so kè top đầu, nhưng luôn dẫn trước ở ngôi vương xây dựng và chỉ chịu trượt dốc khi “thay máu” cổ đông là Coteccons (CTD), thì mục tiêu năm nay của HBC thể hiện rõ tham vọng dẫn đầu.

Tuy vậy, ngay cả CTD với mức nền thấp “đáy của đáy” khi chỉ lãi vỏn vẹn hơn 24 tỷ đồng năm 2021 (giảm 92% so với 2020) lẫn HBC trong tham vọng đua ngôi vương, nhiều thách thức được dự báo sẽ cản đường các doanh nghiệp. Kỳ vọng chung cho ngành xây dựng về môi trường lãi suất thấp khiến nhu cầu bất động sản dân dụng tăng cao trở lại đang dần mờ đi. Giá hàng hóa vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép tăng cao, khiến các doanh nghiệp xây dựng sẽ chịu thiệt, nhất là những doanh nghiệp đã ký dự án trọn gói bao giá thầu. Cùng với đó, 2 doanh nghiệp có các nhà lãnh đạo trước đây là lãnh đạo cấp cao của Coteccons, gồm Ricons và Newtecons lại đang “phả hơi nóng” phía sau lưng khi cũng đặt mục tiêu là Tổng thầu xây dựng số 1, với việc tấn công dự thầu cả công trình dân dụng, đầu tư công, hạ tầng công nghiệp

>> Bộ Xây dựng yêu cầu cập nhật liên tục giá vật liệu xây dựng

Dù tham vọng, nhưng ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HBC cũng thừa nhận dư địa của ngành đang dần co hẹp, trong khi năng lực cạnh tranh của nhà thầu Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Do đó, HBC xác định mục tiêu mở rộng thị trường ra quốc tế là trọng tâm cho giai đoạn tới, đồng thời cũng đẩy mạnh mảng hạ tầng công nghiệp nhằm đón sóng đầu tư công… 

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu HBC hút mạnh dòng tiền vì đâu?

    Cổ phiếu HBC hút mạnh dòng tiền vì đâu?

    05:00, 10/06/2020

  • Rút lui khỏi Coteccons, quỹ ngoại KIM trở thành cổ đông lớn tại HBC

    Rút lui khỏi Coteccons, quỹ ngoại KIM trở thành cổ đông lớn tại HBC

    19:16, 08/10/2019

  • Giá thép phi mã, doanh nghiệp xây dựng lao đao

    Giá thép phi mã, doanh nghiệp xây dựng lao đao

    09:00, 19/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
HBC chật vật tới ngôi vương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO