Theo nhiều dự báo nước Đức khó tránh khỏi cuộc suy thoái kinh tế trong tương lai gần, lần này hệ lụy sẽ rõ rệt hơn với bộ máy chính trị tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
>> Kinh tế Đức suy giảm, "báo động đỏ" cho châu Âu
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, giảm nợ trở thành nền tảng trong chính sách tài khóa ở Đức. Nhưng nhiệm vụ này trở nên khó khăn hơn rất nhiều do nền kinh tế mất sức sống và sự tác động của đại dịch COVID-19 cũng như cuộc chiến tại Ukraine.
Nhiều thập kỷ qua, năng lượng giá rẻ từ Nga là động lực chính cho kinh tế Đức, nhưng cú sốc năng lượng làm đảo lộn mọi chỉ số đo lường. Chi phí đẩy tăng vọt đã “hỗ trợ” lạm phát cao kỷ lục.
Thêm vào đó là tâm lý người tiêu dùng bất ổn do tác động từ cuộc chiến tranh Nga - Ukraine kéo lùi nhu cầu. Công nghiệp, lĩnh vực trọng yếu của Đức đã giảm 3,4%, các đơn hàng công nghiệp giảm kỷ lục 10,7%, đồng thời xuất khẩu cũng giảm mạnh 5,2%.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bức tranh ảm đạm này là bộ máy kinh tế chính trị Đức - một mẫu hình của tư bản chủ nghĩa - đã quá già cỗi, không thể thi triển các mảng miếng sắc bén của mình như giai đoạn sau thế chiến thứ II.
Mặc dù khái niệm “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” hay “Công nghiệp 4.0” khởi phát ra từ Đức, nhưng họ đang hụt hơi so với các nền kinh tế trẻ, mới nổi. Đức không quá nổi trội trong các lĩnh vực trọng yếu như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, IoT hay năng lượng “xanh”, xe điện,…
Rắc rối đến từ nguồn lực con người, dân số Đức nói riêng và châu Âu nói chung đang già cỗi, thiếu hụt lực lượng lao động trẻ nên khả năng sáng tạo, phát minh bị hạn chế.
Ấn Độ, nền kinh tế đang nhăm nhe vị trí thứ 4 của Đức trong top 5 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Cường quốc Nam Á tận dụng tốt lợi thế dân số trẻ, giá lao động thấp để tối ưu hóa đầu ra sản phẩm.
Cũng như trường hợp của Trung Quốc, xét toàn diện, xe điện BYD, Geely không thể so sánh với Mercedes hay Volkswagen. Nhưng các nhà sản xuất tại Trung Quốc rất biết cách đáp ứng nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng nhờ giá rẻ, mẫu mã tân thời.
Đức là một nước sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng lớn nhất châu Âu, thế nên khi kinh tế Đức suy thoái, chắc chắn sẽ kéo theo nhiều hệ quả tiêu cực cho châu Âu, thậm chí trên toàn thế giới.
>>Đức muốn cấm “lạm phát thu nhỏ”
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang bước vào giai đoạn khó khăn cực điểm. Bộ Tài chính Đức đã “đóng băng” tất cả các khoản chi cho hoạt động của bộ máy nội các của chính phủ liên minh. Nhưng đó có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì bất ổn tài chính có thể dẫn đến những tai ương chính trị cho Thủ tướng Scholz.
Ba đảng liên minh cầm quyền gồm có đảng Xanh; đảng SPD của những người theo chủ nghĩa dân chủ xã hội và FDP - đảng Dân chủ Tự do đang mâu thuẫn nhau kịch liệt về các mục tiêu tài chính cho nhiệm vụ phục hồi kinh tế, hỗ trợ người dân trong đại dịch và chống biến đổi khí hậu.
Bản chất quyền lực trong tay Thủ tướng Olaf Scholz là sự liên minh tạm thời giữa 3 đảng phái trên - kết quả của cuộc bầu cử sít sao. Do vậy, một số nhà phân tích chính trị cho rằng cơ cấu quyền lực lỏng lẻo này có thể tan rã dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ, đẩy nước Đức vào cuộc khủng hoảng kép.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế Đức suy giảm, "báo động đỏ" cho châu Âu
03:30, 01/11/2023
Kinh tế Đức đang đi vào "vết xe đổ" của hơn 20 năm trước?
04:00, 21/08/2023
Nguyên Phó Thủ tướng Đức Philipp Rösler gia nhập Vietravel Airlines
18:57, 23/10/2023
Dấu hiệu "tan băng" trong quan hệ Trung Quốc - Đức
04:00, 08/10/2023
Đức đối mặt "cơn gió ngược" trong chuyển đổi xanh
04:30, 25/09/2023
Đức "nghiện” pin xe điện Trung Quốc
04:00, 20/09/2023