Hệ lụy từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Diệu My 21/06/2018 13:10

Việc Mỹ và Trung Quốc đáp trả nhau quyết liệt bằng những biện pháp thuế quan không chỉ gây tổn hại cho chính các quốc gia này, mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Sau khi Mỹ quyết định áp thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, thì Trung Quốc cũng trả đũa bằng gói thuế có giá trị tương đương. Chưa dừng lại ở đó, ngày 18/6 Tổng thống Trump đe dọa sẽ áp thuế bổ sung 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc.

p/Thịt bò và đậu nành của Mỹ là những sản phẩm đầu tiên mà Trung Quốc muốn áp thuế.

Thịt bò và đậu nành của Mỹ là những sản phẩm đầu tiên mà Trung Quốc muốn áp thuế.

Phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc

Trong biện pháp thuế quan của Trung Quốc đối với Mỹ, có 659 mặt hàng được nhắm đến, và Bắc Kinh nhắm vào những điểm mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Mặt hàng đầu tiên là thịt bò và đậu nành của nông dân Mỹ, bởi vì Trung Quốc là khách hàng lớn nhất mua đậu nành của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến tranh thương mại: “Đòn gió” giữa các đại gia

    Chiến tranh thương mại: “Đòn gió” giữa các đại gia

    08:30, 16/06/2018

  • Mỹ- Trung bên bờ vực chiến tranh thương mại

    04:32, 16/06/2018

  • Quyết định của Trump sẽ dẫn tới chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc?

    11:06, 15/06/2018

  • GDP toàn cầu giảm mạnh nếu chiến tranh thương mại Mỹ- Trung "bùng nổ"

    16:04, 06/04/2018

  • Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ có dễ xảy ra?

    07:04, 28/03/2018

  • Hậu quả khó lường từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    05:50, 25/03/2018

  • Nguy cơ "chiến tranh thương mại" giữa Mỹ và Trung Quốc?

    06:20, 16/08/2017

Sự trả đũa này nhắm vào thành phần trung tâm của giới cử tri đã bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump, nhất là ở các tiểu bang nông nghiệp như Iowa, Illinois, Minnesota.

Tân Hoa Xã đã lên án chủ trương mới nhất của Trump và chỉ rõ: “Đi theo con đường rộng mở là cách phản ứng tốt nhất của Trung Quốc đối với cuộc tranh chấp thương mại do Mỹ gây ra và cũng là trách nhiệm của một nước lớn đối với thế giới”.

Giới chuyên gia cho rằng, mục đích chính của  chính quyền Trump trong việc áp thuế đối với Trung Quốc nhằm bảo vệ sở hữu trí tuệ, đồng thời muốn loại bỏ Trung Quốc khỏi chuỗi sản xuất toàn cầu. 

Như vậy, Bắc Kinh vừa tự khoe là người tiên phong khuếch trương tự do hoá mậu dịch, nhưng lại tỏ ra cứng rắn đối với Mỹ.

Cơ hội và thách thức với Việt Nam

Trung Quốc gần như không thể xuất khẩu thép vào thị trường Mỹ. Lý do là khi Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá đối với thép cán nguội lên đến trên 522% và thép không gỉ trên 238%, thì Trung Quốc buộc phải tiêu thụ lượng thép dư thừa bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu vào các nước ASEAN. Trong đó, Việt Nam vừa có nhu cầu tăng trưởng mạnh ngành thép, đồng thời gia công thép xuất khẩu đi rất nhiều nước, trong đó có Mỹ. Vì vậy, mới đây Bộ Thương mại Mỹ cho biết sẽ áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với các mặt hàng thép cán nguội sản xuất tại Việt Nam nhưng sử dụng nguyên liệu Trung Quốc.

Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể kéo dài và ngày càng căng thẳng, sẽ làm thay đổi cán cân thương mại của nước thứ ba. Tuy vậy, thách thức lẫn cơ hội sẽ đan xen khi hai nước này tạo rào cản về thuế quan lẫn nhau. Cụ thể, khi xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ khó khăn, sẽ là cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ để bù đắp khoảng trống thị phần của hàng Trung Quốc. Ngược lại, khi Trung Quốc giảm xuất khẩu hàng sang Mỹ, sẽ tìm cách đẩy mạnh xuất sang các nước xung quanh và Việt Nam sẽ bị cạnh tranh rất lớn, nhất là ở các nước Đông Nam Á. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hệ lụy từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO