Hệ sinh thái & chiếc ví điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Khi tiếp xúc với Phương Trang, cả ông Nam (VATO) và Chủ tịch Tập đoàn Phương Trang đều cho rằng “gọi xe chỉ là phụ, phần chính nằm ở hệ sinh thái xoay quanh ví điện tử”.

100-200 tỷ đồng là đủ cho một ứng dụng gọi xe, ông Nam đánh giá. “Nhưng chủ tịch Phương Trang nói với tôi rằng, nếu đổ tiền vào gọi xe thì ông không làm, vì sẽ không có lời. Xây dựng ứng dụng gọi xe chỉ để lấy người dùng mà thôi. Thực ra đó là cả một hệ sinh thái. Ngay đến Grab vẫn lỗ lớn nếu chỉ kiếm tiền từ ứng dụng gọi xe. Mục đích của họ là GrabPay - ví điện tử. Ví điện tử giống như một ngân hàng vậy, người dùng có thể thực hiện mọi giao dịch qua đó. Khi ai cũng dùng ví điện tử thì chỉ tính riêng tiền thu phí cũng đã là một khoản khổng lồ. Grab đang khuyến mãi nhiều để khách hàng quen dùng ví điện tử. Khi khách hàng đã quen, mọi việc phía sau sẽ trở nên dễ dàng hơn”, ông Nam cho hay.

Ông Nam nhìn nhận ngành gọi xe là một ngành “không ổn định”, đối tác không trung thành, và ngay cả khách hàng cũng vậy. “Chỉ cần có đối thủ cho tiền nhiều hơn, có nhiều lợi hơn thì tài xế đi theo, không ai giữ được người ta mãi mãi. Họ không phải là nhân viên công ty, mà là đối tác. Cần làm sao để đối tác trung thành với mình, mà để họ trung thành thì phải đảm bảo công việc ổn định để gia tăng thu nhập cho họ. Nếu bạn đốt hết tiền mà không giữ được tài xế thì cũng bằng không. Vấn đề này, với bến bãi có sẵn, Phương Trang bảo đảm lượng khách hàng ổn định cho tài xế”.

Trong tương lai, hệ sinh thái là bước đi tất yếu cho tất cả các bên, một siêu ứng dụng cung cấp đầy đủ tiện ích

Bên cạnh đó, Phương Trang có sẵn nhiều lợi thế so với các đối thủ khác, như hệ thống bán vé xe, các trạm dừng chân, và sau này là hệ thống siêu thị mini… Trung bình mỗi ngày lượng khách hàng đổ xuống các bến bãi của hãng vận tải này vào khoảng 30.000 - 50.000 lượt. Đây chính là những khách hàng tiềm năng và ổn định cho VATO.

Điển hình của việc xây dựng thành công hệ sinh thái xung quanh ví điện tử phải kể đến trường hợp của Go-Jek. Khởi đầu với đi chung xe, tới nay Go-Jek đã có dịch vụ giao đồ ăn, cửa hàng tạp hóa trực tuyến và thanh toán. Năm ngoái, hãng cho biết đã mua 3 công ty Fintech để tăng hiện diện trong mảng thanh toán kỹ thuật số tại Indonesia. Việc hình thành hệ sinh thái khép kín đã giúp Go-Jek hoàn thiện chuỗi giá trị gia tăng và mọi nguồn lực đều được tận dụng triệt để.

Ông Tuất cho rằng, bản chất của hệ sinh thái này gồm 3 yếu tố chính: thứ nhất là mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ, hai là người dùng, ba là một nền tảng công nghệ để kết nối. “Có người làm cái này trước cái kia sau. Như Grab đã làm xong phần người dùng rồi thì bây giờ phát triển hệ thống thanh toán, chúng tôi đã làm xong thanh toán rồi và chuyển sang phát triển người dùng, Zalo làm xong người dùng rồi thì họ quay sang làm kết nối”, ông Tuất lấy dẫn chứng và cho rằng, xây dựng một hệ sinh thái là bước đi tất yếu mà tất cả các bên đều hướng tới.

Nếu không xây dựng được hệ sinh thái mà chỉ có ứng dụng gọi xe thì khó tránh khỏi đổ vỡ. Bởi vì, anh đã không cung cấp đủ cho khách hàng những dịch vụ, tiện ích cần thiết, nên người dùng sẽ chuyển sang một hệ sinh thái đầy đủ hơn, tiện dụng hơn. Đây là cuộc chiến xây dựng một siêu ứng dụng, xu hướng trong tương lai là người dùng sẽ sử dụng một ứng dụng nào đó có khả năng tích hợp đủ các dịch vụ tiện ích cho họ. Một thị trường như thế đã được chứng minh ở các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ… nếu không làm thì không khác gì tự loại mình ra khỏi cuộc chơi”, ông Tuất khẳng định. Trong khi đó, đại diện Aber cũng xác nhận sẽ giúp người dùng “trải nghiệm đa dạng các dịnh vụ mà Aber cung cấp dựa trên một hệ sinh thái khép kín” với ứng dụng được tái giới thiệu vào tháng 9/2018.

Trả lời phỏng vấn của Doanh Nhân, đại diện Grab Việt Nam nói rằng, mục tiêu của hãng không chỉ gói gọn ở lĩnh vực đặt xe công nghệ. “Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành siêu ứng dụng cho cuộc sống hàng ngày đầu tiên tại Đông Nam Á, mang đến cho người dân các dịch vụ kết nối di chuyển, giao nhận thức ăn GrabFood, giao nhận hàng hóa GrabExpress, thanh toán không dùng tiền mặt GrabPay và các dịch vụ tài chính Grab Financial - tất cả trên một ứng dụng Grab”, vị này cho hay.

Trong tháng 7/2018, Grab đã công bố GrabPlatform, một phần trong chiến lược nền tảng mở để hiện thực hóa tầm nhìn này. GrabPlatform cho phép các đối tác truy cập vào những giá trị cốt lõi của Grab, bao gồm mạng lưới phân phối rộng lớn với 7,1 triệu đối tác tài xế, đối tác giao nhận, đối tác kinh doanh và đại lý; sự hiện diện khắp 225 thành phố tại 8 thị trường; cùng với một loạt công nghệ và sản phẩm được bản địa hóa dành riêng cho Đông Nam Á. Thông qua GrabPlatform, Grab sẽ bổ sung thêm nhiều dịch vụ được sử dụng thường xuyên nhất trong cuộc sống hằng ngày vào ứng dụng Grab (kết hợp cùng các đối tác trong từng ngành). Các đối tác cũng có thể mở rộng hoạt động của mình khắp Đông Nam Á một cách hiệu quả nhờ tận dụng cơ sở người dùng và kênh phân phối của Grab. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hệ sinh thái & chiếc ví điện tử tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714398564 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714398564 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10