Hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển chưa đồng đều, trong khi có nhiều tỉnh thành đang phát triển thì có những tỉnh thành mới hoạt động ở giai đoạn đầu lên rất cần có sự hợp tác, liên kết.
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) ở nhiều tỉnh thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên được hình thành sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành các đề án về xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025.
3 năm qua, kể từ khi VCCI phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức bình chọn Danh hiệu Địa phương tiêu biểu trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, một số tỉnh miền Trung đã có vinh dự được nhận danh hiệu này như Quảng Nam (năm 2020), Thừa Thiên - Huế (năm 2021), Nghệ An (năm 2022). Nhiều tỉnh/thành đã có những sáng tạo trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp.
Ông Phạm Ngọc Sinh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng Ban Điều hành Khởi nghiệp Sáng tạo Quảng Nam cho biết: “Ngay từ khi vận hành Hệ sinh thái khởi nghiệp, UBND tỉnh đã chú trọng triển khai chương trình phối hợp với các cơ quan Trung ương, các địa phương, các tổ chức, chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp cả nước nhằm huy động lực lượng và một phần xã hội hóa kinh phí cùng nhà nước tổ chức các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh”. Đây cũng là địa phương dẫn đầu về định hình tư duy khởi nghiệp mở từ rất sớm.
Còn người Huế vốn rất dè dặt trong sự phát triển, không mạnh dạn bỏ vốn kinh doanh để ĐMST nhưng họ có tiềm lực. Chính vì vậy, UBND tỉnh này đã xác định mô hình Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Cố đô cần huy động được nhiều thành phần xã hội cùng tham gia hỗ trợ và thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo, các dự án khởi nghiệp, để triển khai và có sự phối hợp, hỗ trợ giữa các đơn vị. Cùng với đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Ban điều hành triển khai Đề án Cố đô khởi nghiệp, đồng thời kiến tạo các chính sách và môi trường thuận lợi để doanh nghiệp tham gia theo từng chuỗi trong mắt xích giá trị,...
Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST khu vực miền Trung - Tây Nguyên vẫn còn phát triển chưa đồng đều, trong khi có nhiều tỉnh thành đang phát triển thì có những tỉnh thành hoạt động chưa mang lại nhiều hiệu quả.
Lâm Đồng là một trong không nhiều địa phương đã sớm cụ thể hóa Quyết định 844/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2016. Chưa đầy 1 năm sau, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 740 về Đề án hỗ trợ khởi nghiệp toàn diện đến năm 2020. Cũng tại thời điểm này, tỉnh Lâm Đồng ban hành chính sách ưu đãi về hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp khởi nghiệp, được đánh giá khá hấp dẫn. Rất tiếc sau 6 năm, Lâm Đồng chưa thực hiện được... mà nguyên nhân, theo ông Trương Văn Đức, Giám đốc Trung tâm ĐMST tỉnh Lâm Đồng: “Lỗi do thiếu hẳn một cơ quan điều phối đủ quyền hạn và trách nhiệm. Hơn nữa, bộ máy của cơ quan điều phối cũng cần có khát vọng tuy không như các nhà khởi nghiệp”.
Tỉnh Đắk Lắk cũng là điểm đến hấp dẫn của thu hút đầu tư cho khởi nghiệp từ các tập đoàn. Thậm chí, các nhà đầu tư còn đặt kỳ vọng sẽ có một “Thung lũng khởi nghiệp” ra đời nhằm đào tạo kỹ năng và hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái bài bản góp phần chuyên nghiệp hóa môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, đến cuối năm 2022 với sứ mệnh phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh, Trung tâm Đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk mới ra đời và đi vào hoạt động...
Ông Phạm Hồng Quất– Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và DN khoa học công nghệ - (Bộ KH&CN)Chính quyền và các doanh nghiệp các tỉnh thành đã dành nhiều sự quan tâm đế xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, chúng ta còn phải làm nhiều việc hơn nữa bởi giá trị thước đo cuối cùng số lượng startup thành công, giải quyết được những thách thức lớn của địa phương, xã hội và doanh nghiệp. Một số địa phương còn khó khăn về nhân lực, thị trường thì câu chuyện này còn khó thành công. Vì vậy, chúng ta cần phải đi vào chiều sâu hơn, có những khu thử nghiệm mới để lan tỏa những mô hình hay ở các trung tâm lớn về địa phương. Thay vì, chúng ta chỉ chăm sóc các startup lớn ở các trung tâm để họ lớn mạnh thì ta cần liên kết, mời các startup thành công ở nơi khác, thậm chí cả quốc tế về để phát triển mô hình kinh doanh mới, công nghệ mới để tạo ra những câu chuyện đột phá ở các địa phương. Ông Hồ Thắng – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên – HuếNhà nước cần kiến tạo môi trường thúc đẩy, hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp ĐMST, các đề án phát triển trong các ngành tiềm năng, đặt ra các bài toán để doanh nghiệp tham gia vào các ngành trọng điểm… Cần có chính sách hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ tái cơ cấu năng lượng sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST mở kết nối xúc tiến chuyển giao công nghệ mới, phát triển các mô hình kinh doanh có hàm lượng công nghệ. |
Có thể bạn quan tâm