Khi hiệp định RCEP được ký kết sẽ mở ra một thị trường xuất khẩu lớn đầy tiềm năng nhất là với một nước có nền nông nghiệp lớn như Việt Nam.
Quy định về xuất xứ hàng hóa tại Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được xem là “dễ thở” hơn so với CPTPP và EVFTA, sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các ngành hàng dệt may, nông sản, giày dép, công nghệ thông tin.
Theo Bộ Công thương, Việt Nam có thể là một trong những quốc gia nhận nhiều lợi ích từ RCEP, khi có các mặt hàng thế mạnh như nông, thủy sản đáp ứng nhu cầu của hầu hết thành viên RCEP.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 26,9% tổng lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thế giới
Khi dịch COVID-19 bất ngờ xảy ra, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, song đã tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc. Trong 9 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam - Trung Quốc chỉ đạt hơn 9,8 tỷ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi RCEP được ký kết, Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về tham gia vào hội nhập sâu, nhanh và rộng. Có 3 hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới là CPTPP, EVFTA và RCEP thì Việt Nam đều đã và sẽ tham gia. Dự tính giao thương của Việt Nam với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, 3 đối tác lớn trong RCEP, CPTPP sẽ tăng mạnh.
Ngoại trừ Nhật Bản, Australia, New Zealand, người tiêu dùng của khu vực RCEP không quá khó tính, trong khi nhu cầu của nhóm này đối với các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh lại tương đối cao, đặc biệt là nông sản nhiệt đới, thực phẩm chế biến.
Trong 5 năm trở lại đây, rất nhiều quốc gia trong khối có thế mạnh xuất khẩu như Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia… đều coi trọng các thị trường nội khối ASEAN.
Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trường ASEAN rất nhiều chủng loại hàng nông sản (gạo, cà phê, hạt tiêu, rau quả, thủy sản…). Hiện, ASEAN là thị trường tiêu thụ rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam, trong đó, Thái Lan là nước trong khối nhập khẩu nhiều rau quả Việt Nam nhất.
Khu vực RCEP có đặc điểm người tiêu dùng không quá khó tính, ngoại trừ 3 nước Nhật, Úc và New Zealand. Trong khi đó, nhu cầu của nhóm này đối với các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh lại tương đối cao, đặc biệt là nông sản nhiệt đới, thực phẩm chế biến. RCEP mang lại kỳ vọng bảo đảm tương lai tự do hóa cho khu vực trước xu hướng bảo hộ thương mại, nhất là trước căng thẳng của cuộc thương chiến Mỹ - Trung. Những lợi ích này đến từ việc ưu đãi thuế quan có thể được cải thiện hơn nữa, quy tắc xuất xứ nội khối được hài hòa, dễ đáp ứng hơn khi hiệp định được ký kết.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tỏ ra tự tin khi khẳng định thủy sản là một trong những ngành có đủ sức cạnh tranh tại thị trường này.
Mặc dù nhận định RCEP mang lại nhiều kỳ vọng cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam trước làn sóng bảo hộ thương mại thế giới nhưng còn có rất nhiều điều đáng quan ngại khi Việt Nam bước chân vào khu vực chiếm tới 50% dân số thế giới này. Khu vực kinh tế RCEP có nhiều đối tác có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam, năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam. RCEP với các sản phẩm hàng hóa khá tương đồng sẽ khiến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội khối ngày càng gay gắt.
Với Việt Nam, cạnh tranh không chỉ đến từ khu vực xuất khẩu mà còn ngay tại thị trường trong nước khi hàng hóa nước ngoài giá rẻ, chất lượng tốt ồ ạt tràn vào. Đáng lưu ý, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường tiềm năng Nhật Bản sẽ là Trung Quốc. Lý do bởi Nhật và Trung Quốc vốn chưa có hiệp định thương mại song phương và RCEP là cơ hội lớn cho họ. Do đó, nếu không cấp bách cải thiện chất lượng hàng hóa để cạnh tranh thì doanh nghiệp Việt sẽ mất lợi thế ở RCEP.
Có thể bạn quan tâm
TÂM ĐIỂM TUẦN TỪ 16-22/11: RCEP, D. Trump và trật tự mới
05:00, 22/11/2020
RCEP và thế khó của Mỹ ở Đông Nam Á
05:00, 21/11/2020
Thách thức và cơ hội với Việt Nam từ RCEP
05:00, 20/11/2020
RCEP không làm trầm trọng nhập siêu cho Việt Nam
04:00, 20/11/2020
Xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường RCEP ra sao?
11:00, 19/11/2020
Một số ngộ nhận về RCEP
09:56, 19/11/2020
RCEP, D. Trump và trật tự mới
06:33, 19/11/2020
RCEP và cơ hội dành cho Việt Nam
10:59, 18/11/2020