Hiểu đúng kế hoạch thanh tra hàng năm

DIỆU HOA 05/12/2020 05:00

Cứ đến cuối năm, khi các Bộ, Ngành phê duyệt kế hoạch thanh tra năm tới, các cụm từ "sờ gáy", "điểm tên" lại xuất hiện khiến không ít doanh nghiệp lo ngại.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã ký Quyết định số 1463 ban hành Kế hoạch thanh tra năm 2021 của Bộ Xây dựng.

Bộ Xây dựng sẽ thanh tra Dự án Mở rộng sân đỗ máy bay về phía Bắc giai đoạn II - Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng của ACV. (Ảnh: Dân trí).

Bộ Xây dựng sẽ thanh tra Dự án Mở rộng sân đỗ máy bay về phía Bắc giai đoạn II - Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng của ACV

Trong đó, về thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thực hiện thanh tra hoạt động quản lý đầu tư xây dựng tại các dự án có vốn đầu tư trên 100 tỉ đồng do ACV, EVN và một số đơn vị thành viên làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư. Cùng với đó là thanh tra hoạt động đầu tư xây dựng, hoạt động kinh doanh bất động sản tại một số doanh nghiệp tư nhân và công tác quản lý nhà nước về xây dựng...

Vốn dĩ, kế hoạch thanh tra năm 2021 vừa được Bộ Xây dựng phê duyệt là kế hoạch thanh tra định kỳ hàng năm. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp lại đang có cách nhìn "tiêu cực" về kế hoạch này và cho rằng họ sẽ bị "sờ gáy", vào "tầm ngắm". Nhiều doanh nghiệp từng bị thanh, kiểm tra cho biết, chủ yếu họ bị gây khó khăn, sách nhiễu.

Tuy nhiên, Điều 2, Luật Thanh tra 2010 quy định: “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

TS. Phạm Gia Yên - nguyên Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho rằng, việc ngỡ rằng doanh nghiệp bị “sờ gáy”, “xử lý” là sự nhầm lẫn giữa khái niệm "thanh tra" và "kiểm tra" trong hoạt động quản lý nhà nước.

Trong khi đó, theo Luật Thanh tra, trong quá trình lập kế hoạch thanh tra, cơ quan thanh tra phải gửi bằng văn bản tới đối tượng dự kiến thanh tra, nêu rõ các dự án cần được thanh tra. Các đối tượng này sẽ gửi ý kiến để cơ quan thanh tra tổng hợp dự kiến về kế hoạch thanh tra.

“Kế hoạch thanh tra phải được công bố rộng rãi và gửi trực tiếp đến các đối tượng được thanh tra trong kế hoạch được duyệt. Do đó, các đối tượng thanh tra đã biết trước, đã thỏa thuận về kế hoạch thanh tra chứ không phải là “sờ gáy” như những lầm tưởng bao lâu nay” – TS. Phạm Gia Yên nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Thanh tra Chính phủ: Khiếu nại của người dân Thủ Thiêm là không có cơ sở!

    Thanh tra Chính phủ: Khiếu nại của người dân Thủ Thiêm là không có cơ sở!

    16:18, 27/11/2020

  • Thanh tra, kiểm tra 263 doanh nghiệp có giao dịch liên kết

    Thanh tra, kiểm tra 263 doanh nghiệp có giao dịch liên kết

    02:00, 08/11/2020

  • Thanh tra Chính phủ kiến nghị tạm dừng cấp phép dự án CONDOTEL

    Thanh tra Chính phủ kiến nghị tạm dừng cấp phép dự án CONDOTEL

    05:00, 06/11/2020

  • Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm về đất đại tại Khánh Hòa

    Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm về đất đại tại Khánh Hòa

    04:10, 06/11/2020

  • Đề nghị xử lý dứt điểm những tồn tại sau thanh tra ở HUD

    Đề nghị xử lý dứt điểm những tồn tại sau thanh tra ở HUD

    04:20, 12/10/2020

  • Thấy gì từ kết luận thanh tra về tuyến đường tránh Quốc lộ 55 của UBND tỉnh Bình Thuận?

    Thấy gì từ kết luận thanh tra về tuyến đường tránh Quốc lộ 55 của UBND tỉnh Bình Thuận?

    04:00, 13/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hiểu đúng kế hoạch thanh tra hàng năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO