Hiệu quả của tiêm trộn vaccine COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều quốc gia đang lựa chọn tiêm trộn 2 loại vaccine khác nhau để giải quyết việc thiều nguồn cung, cũng như tăng cường hiệu quả chống COVID-19.

Nhiều quốc gia đang nghiên cứu tiêm trộn vaccine COVID-19 để

Nhiều quốc gia đang nghiên cứu tiêm trộn vaccine COVID-19 để đối phó với việc thiếu nguồn cung

Hiện tại, các nghiên cứu gần đây từ một số quốc gia đang cho thấy, tiêm vaccine AstraZeneca ở liều đầu tiên và vaccine Pfizer ở liều thứ hai có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Lượng kháng thể sinh ra tương đương tiêm 2 mũi vaccine Pfizer.

Tuy nhiên, hiện tại, việc tiêm kết hợp vaccine AstraZeneca và Pfizer cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn. Do đó, hãng dược AstraZeneca đang nghiên cứu xem liệu liều đầu tiên của họ và liều thứ hai của vaccine Sputnik V có thể giúp tăng cường phản ứng miễn dịch hay không.

Ở Mỹ, các thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra để xem liệu kết hợp vaccine có thể được sử dụng làm mũi tiêm nhắc lại ở người lớn đã được tiêm chủng đầy đủ hay không. Pháp và Đức đã đưa ra lời khuyên ủng hộ tiêm trộn vaccine trong một số trường hợp, bởi vì các chính phủ đó không còn khuyến nghị sử dụng vaccine AstraZeneca cho một số nhóm tuổi nhất định.

Những người dễ bị tổn thương hoặc có hệ miễn dịch yếu tại Đức sẽ được tiêm tăng cường một liều Pfizer hoặc Moderna, không quan trọng việc trước đó họ đã tiêm vaccine gì. Canada, Phần Lan, Pháp, Na Uy, Thụy Điển, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng đã cho phép sử dụng một loại vaccine khác cho liều thứ hai nếu liều đầu tiên được tiêm là AstraZeneca.

Tương tự, các nhà sản xuất vaccine Sinovac và Sinopharm gần đây đã thông báo rằng họ đang xem xét nghiên cứu về việc kết hợp các loại vaccine đó với vaccine của các công ty khác.

Các nhà khoa học cho rằng, việc tiêm trộn vaccine COVID-19 sẽ đặc biệt có lợi cho những người bị suy giảm miễn dịch. Chính vì vậy, việc tiêm trộn vaccine đã được kiểm nghiệm và phê duyệt được kỳ vọng có thể giúp giảm bớt áp lực chuỗi cung ứng, tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch, cung cấp khả năng miễn dịch rộng hơn, giảm sự xuất hiện của các biến thể mới, đồng thời tạo ra sự bảo vệ mạnh mẽ hơn và lâu dài hơn.

Một người đàn ông ở Sydney nhận vắc xin Pfizer Covid-19.

Một người dân tại Sydney, Australia đang được tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer. Ảnh: Bianca de Marchi/AAP

Mặc dù vậy, Theo Tiến sĩ Kashif Pirzada khuyến cáo, những gười đã tiêm liều đầu tiên vaccine mRNA của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna nên được tiêm cùng loại vaccine trong liều thứ hai. “Nếu vaccine cùng loại không có sẵn, có thể thay thế bằng một vaccine khác cũng sử dụng công nghệ mRNA."

Đồng quan điểm, CDC Mỹ cũng đưa hướng dẫn khi vaccine mRNA tiêm liều đầu không có sẵn hoặc không còn sử dụng được, các quốc gia có thể sử dụng bất cứ loại vaccine mRNA nào khác, miễn là các liều cách nhau tối thiểu 28 ngày.

Trong các tình huống tạm thời không có cùng loại vaccine mRNA, tốt nhất là nên trì hoãn liều hai để nhận cùng một sản phẩm hơn là tiêm trộn vaccine sử dụng công nghệ sản xuất khác. CDC Mỹ cũng khuyến nghị người dùng có thể chuyển đổi linh hoạt giữa hai vaccine mRNA trong mũi tiêm tăng cường.

Trên thực tế, việc tiêm kết hợp các loại vaccine để tăng hiệu quả phòng bệnh đã được áp dụng và cho tín hiệu khả quan đối với một số loại bệnh. Tại Hoa Kỳ, mọi người cũng thường tiêm kết hợp các loại vaccine khác nhau để ngăn ngừa bệnh cúm mùa.

Đặc biệt, các nhà khoa học nghiên cứu về vaccine và miễn dịch học trước đây đã nghiên cứu tác động của việc tiêm trộn vaccine khác nhau chống virus HIV trong nhiều thập kỷ. Một số kết quả đã cho phản ứng tích cực khi giảm tỷ lệ nhiễm bệnh xuống 31% trong các thử nghiệm lâm sàng. Các nhà khoa học thậm chí còn coi mức độ khiêm tốn này là một cột mốc quan trọng.

Kirsten E. Lyke, chuyên gia tại Trung tâm Phát triển Vaccine và Sức khỏe Toàn cầu của Trường Đại học Y Maryland, cho biết, các nghiên cứu trước đây về việc kết hợp vaccine đã không cho thấy bất kỳ tác dụng phụ nào quá nghiêm trọng phát sinh.

“Đó là một cách tiếp cận đã từng được sử dụng. Tuy nhiên, với vaccine COVID-19, việc tiêm trộn cần được nghiên cứu cẩn thận do các loại vaccine chỉ đang được WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp”, bà khuyến cáo. “Các quốc gia không nên tiêm trộn các loại vaccine COVID-19 khác nhau nếu không thiếu nguồn cung.”

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hiệu quả của tiêm trộn vaccine COVID-19 tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713441553 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713441553 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10