Hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự: Một số bài học… nhãn tiền

GIA NGUYỄN 14/06/2020 05:20

Hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự không chỉ đi ngược lại quy trình phát triển, gây ám ảnh, hoang mang bên cạnh hoạt động của doanh nghiệp mà còn để lại không ít bài học nhãn tiền…

Xung quanh câu chuyện hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự mà Diễn đàn Doanh nghiệp đã đề cập đến trong thời gian qua, việc làm trên không chỉ diễn biến phức tạp gây ám ảnh, hoang mang bên cạnh hoạt động của các doanh nghiệp, đi ngược với cam kết của Chính phủ,… mà trên thực tế, việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự đã để lại hàng loạt những ảnh hưởng nghiêm trọng cho nhiều doanh nghiệp mà từ đó có thể được coi là những bài học nhãn tiền.

Ông Ngô Chí Dũng và bà Nguyễn Thị Út liên tục kêu oan, cho rằng vụ việc của mình đã bị cơ quan điều tra hình sự hóa?

Ông Ngô Chí Dũng và bà Nguyễn Thị Út (Công ty TNHH MTV Minh Đại) liên tục kêu oan, khi cho rằng vụ việc của mình đã bị cơ quan điều tra hình sự hóa?

Như vụ việc xảy ra năm 2018, đối với hai doanh nghiệp Trí Tuệ Việt và Phan Ngọc Lê tại Đà Nẵng, liên quan đến hợp đồng kinh tế với công ty Chefmeat, mặc dù vụ việc đã khép lại bằng quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát Nhân dân TP. Đà Nẵng, tuy nhiên, hậu quả hai giám đốc doanh nghiệp đang trên đà phát triển bỗng chốc rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất.

Hay, sự việc xảy ra tại Công ty TNHH MTV Minh Đại (tiền thân của Công ty cổ phần thủy sản Minh Hiếu Bạc Liêu), do vợ chồng ông Ngô Chí Dũng thành lập. Xuất phát từ một tranh chấp giữa doanh nghiệp với ngân hàng trong quá trình vay mượn. Sợ doanh nghiệp tẩu tán tài sản, ngân hàng có đơn đề nghị công an giám sát. Tuy nhiên, phía cơ quan công an lại khởi tố chủ doanh nghiệp tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mặc dù, đã diễn ra đằng đẵng nhiều cấp Tòa, thế nhưng phía cơ quan điều tra vẫn bảo lưu quan điểm về tội danh khởi tố các bị cáo, trong khi, tại bản án phúc thẩm của Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh ngày 27/2/2019, cũng đã chỉ rõ nhiều vi phạm trong quá trình thực hiện thủ tục tố tụng, trả hồ sơ điều tra lại,... Và xuất phát điểm của vụ việc bắt đầu từ những quan hệ kinh tế giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Liệu có hay không việc hình sự hóa?

Hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự bấy lâu nay luôn được coi như một “bóng ma” ám ảnh doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất và phát triển, đặc biệt ranh giới về bản chất các vụ việc đã nêu lại vô cùng mong manh. Đáng nói, liên quan đến việc hình sự hóa, hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào thế không được bảo vệ…

Dư luận liên tục nóng lên với sự việc xảy ra tại doanh nghiệp Lâm Quyết (có trụ sở tại TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình)

Dư luận liên tục nóng lên với sự việc xảy ra tại doanh nghiệp Lâm Quyết (có trụ sở tại TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình)

Đơn cử như vụ việc nổi cộm trong thời gian vừa qua của doanh nghiệp Lâm Quyết tại Thái Bình (Công ty TNHH Lâm Quyết) khiến dư luận đặc biệt quan ngại vấn đề hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, quyền lợi của các doanh nghiệp đang bị xem nhẹ.

Theo cáo trạng, năm 2013 và năm 2016, ông Nguyễn Văn Lẫm (Giám đốc Công ty Lâm Quyết) và bà Phạm Thị Quyết (vợ ông Lẫm) vay 900 triệu đồng của ông Đỗ Văn Tới bằng hợp đồng thế chấp tài sản là chiếc xe ô tô Camry, Biển kiểm soát: 17K-9966, cam kết không thế chấp, không bán cho, tặng bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu không được sự thỏa thuận của ông Tới trong thời gian vay số tiền trên.

Ngày 12/4/2017, khi chưa trả nợ số tiền trên cho ông Tới, ông bà Lẫm - Quyết đem chiếc xe đã thế chấp vay tiền của ông Tới bán cho ông Phạm Công Tự mà không được sự đồng ý của ông Tới, nhưng vẫn nói dối ông Tới là chưa bán xe(?)... cáo trạng nêu.

Tuy nhiên, phía doanh nghiệp Lâm Quyết khẳng định họ đã trả tiền cho ông Đỗ Văn Tới trước khi bán xe và nếu khẳng định này có căn cứ chứng minh thì việc hình sự hóa ở đây có quá vội?

Và tại phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử 2, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân Dân Cấp cao tại Hà Nội cũng chỉ ra, quá trình điều tra và xét xử ở cấp sơ thẩm có nội dung còn sơ sài, quy kết hành vi của các bị cáo chưa rõ ràng như: Cần phải điều tra làm rõ việc vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết đã trả tiền cho ông Tới hay chưa? Thời gian, không gian, địa điểm trả tiền? Trả bao nhiêu lần? Trả từng đợt hay một lần? Trả gốc hay trả lãi? Khi trả có những ai chứng kiến? Trả tiền mặt hay chuyển khoản?...

Vậy thông quan những nội dung đã nêu, ranh giới cụ thể giữa các quan hệ kinh tế, dân sự với việc hình sự hóa ở đâu? Tại sao doanh nghiệp lại là những đối tượng nguy cơ cao trong việc dễ vướng vào hiện trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự? Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!

Có thể bạn quan tâm

  • "Thu phí cao tốc cả đời”: Để phí chồng phí là trái luật

    05:30, 12/06/2020

  • Hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự:

    Hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự: "Bóng ma" ám ảnh doanh nghiệp?

    06:30, 08/06/2020

  • Hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự: Đi “ngược” cam kết của Chính phủ?

    Hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự: Đi “ngược” cam kết của Chính phủ?

    05:30, 11/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự: Một số bài học… nhãn tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO