"Hóa giải" cáo buộc thao túng tiền tệ đối với Việt Nam

DIỄM NGỌC 24/12/2020 03:20

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm trao đổi về việc Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) đang tiến hành điều tra chính sách tiền tệ và nguyên liệu gỗ của Việt Nam theo Điều khoản 301 của Luật Thương mại năm 1974 của Hoa Kỳ. Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam là nước đang phát triển, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hoa Kỳ đã có cuộc điện đàm trao đổi về thao túng tiền tệ (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ đã có cuộc điện đàm trao đổi về vấn đề thao túng tiền tệ (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)

Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí giao các bộ, ngành Việt Nam và Mỹ tiếp tục hợp tác, giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, cùng có lợi.

Trước đó, trong báo cáo dài 69 trang của Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Việt Nam can thiệp ngoại hối một phần bằng cách hạ giá VND nhằm đạt được lợi thế thương mại.

Trong báo cáo, Bộ Tài chính Mỹ khuyên rằng Việt Nam cần khẩn trương tăng cường khuôn khổ chính sách tiền tệ của mình để tạo điều kiện cho việc chuyển động lớn hơn trong tỷ giá hối đoái để phản ánh các nguyên tắc cơ bản về kinh tế, đồng thời giảm can thiệp và cho phép tăng giá hiệu quả thực sự của tỷ giá hối đoái. Việt Nam cũng nên tăng tính minh bạch về quản lý ngoại hối, can thiệp, cũng như dự trữ ngoại tệ.

Phía Mỹ cũng đề nghị rằng Việt Nam cần dỡ bỏ các rào cản đối với các công ty Mỹ và hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam để giảm tình trạng mất cân bằng thương mại song phương.

Tuy nhiên, ngày 16/12 vừa qua, Phòng Thương mại Mỹ đã kêu gọi chính phủ Mỹ không áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam do cáo buộc định giá thấp VND, đồng thời cho rằng Việt Nam không đáp ứng ba tiêu chí của Bộ Tài chính Mỹ để dán nhãn một nước là thao túng tiền tệ.

Chung quan điểm trên, Giáo sư Furman, nhà kinh tế nổi tiếng nước Mỹ nhận định Việt Nam bị Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ phản ánh hai vấn đề. Thứ nhất, Việt Nam cố định tỷ giá đồng VND/USD và sử dụng đồng thời thay đổi dự trữ cũng như kiểm soát vốn để duy trì tỷ giá này. Nhiều nền kinh tế nhỏ phụ thuộc vào thương mại, tỷ giá hối đoái cố định có thể là lựa chọn chính sách hợp lý, thuộc phạm vi điều hành trong nước chứ không phải vấn đề quốc tế.

Thứ hai, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất, đồng USD sẽ suy yếu và điều đó có lợi cho xuất khẩu Mỹ. Trong khi, các chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái của Việt Nam chỉ có tác động rất nhỏ đến Mỹ. Nguyên nhân là cán cân vãng lai, cán cân thương mại và tỷ giá thực của Mỹ chủ yếu chịu ảnh hưởng từ những yếu tố trong nước (chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, quyết định tiết kiệm và đầu tư của hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ). Khi sức mạnh của VND giảm, tác động lớn nhất đối với Mỹ là chuyển nguồn nhập khẩu của Mỹ từ các quốc gia khác sang Việt Nam, nhưng điều đó cũng không làm thay đổi tổng nhập khẩu của Mỹ.

Còn theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong, xét cả về tiêu chí, cũng như thực tế kinh doanh và điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam nhiều năm qua, có thể khẳng định: Việt Nam không thao túng tiền tệ. Việt Nam không chủ trương phá giá tiền tệ, trong cả các tuyên bố chính thức, cũng như trong chỉ đạo điều hành thực tế; Việt Nam không can thiệp một chiều vào thị trường ngoại hối; Thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.

TS. Nguyễn Minh Phong khẳng định, Việt Nam không thao túng tiền tệ

 TS. Nguyễn Minh Phong, xét cả về tiêu chí, cũng như thực tế kinh doanh và điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam nhiều năm qua, có thể khẳng định: Việt Nam không thao túng tiền tệ

Hai nước cũng đang triển khai hiệu quả hoạt động hợp tác thông qua cơ chế đối thoại của Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) trên tinh thần hợp tác, xây dựng, công bằng, đáp ứng lợi ích chính đáng của mỗi bên. Đây là lý do kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước liên tục tăng trưởng với tốc độ ấn tượng trong suốt 25 năm qua. Do đó, việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ là không hợp lý và bất kỳ hình thức trừng phạt nào đều không có lợi cho nhân dân và doanh nghiệp hai nước”, TS. Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp cần ứng phó thế nào khi Việt Nam bị gắn mác thao túng tiền tệ?

    Doanh nghiệp cần ứng phó thế nào khi Việt Nam bị gắn mác thao túng tiền tệ?

    11:00, 22/12/2020

  • Mỹ “gắn mác” Việt Nam thao túng tiền tệ: Cần đánh giá lại cơ cấu thương mại hai nước

    Mỹ “gắn mác” Việt Nam thao túng tiền tệ: Cần đánh giá lại cơ cấu thương mại hai nước

    04:00, 22/12/2020

  • "Gỡ mác" thao túng tiền tệ: Nguy cơ tăng lãi suất liên ngân hàng

    05:30, 21/12/2020

  • TTCK chịu tác động ra sao khi Việt Nam bị

    TTCK chịu tác động ra sao khi Việt Nam bị "gắn mác" thao túng tiền tệ?

    06:10, 19/12/2020

  • Góc nhìn khác về việc Việt Nam bị Mỹ gán nhãn thao túng tiền tệ

    Góc nhìn khác về việc Việt Nam bị Mỹ gán nhãn thao túng tiền tệ

    09:35, 18/12/2020

  • Bị gán mác thao túng tiền tệ, Việt Nam cần hành động ra sao?

    Bị gán mác thao túng tiền tệ, Việt Nam cần hành động ra sao?

    06:06, 18/12/2020

  • Nhóm cổ phiếu nào

    Nhóm cổ phiếu nào "dính đòn" khi Việt Nam bị gắn mác thao túng tiền tệ?

    05:00, 18/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Hóa giải" cáo buộc thao túng tiền tệ đối với Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO