Mặc dù cuộc điều tra của WHO về nguồn gốc virus gây dịch COVID-19 đã kết thúc, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều nghi vấn xoay quanh việc Trung Quốc không chia sẻ dữ liệu thô về ngày đầu bùng phát dịch.
Cụ thể, trong quá trình điều tra về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 tại Trung Quốc, một số chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã yêu cầu tiếp cận dữ liệu sơ cấp về bệnh nhân mắc COVID-19 nhưng chỉ được cung cấp một bản tóm tắt dữ liệu.
Bên cạnh đó, Peter Ben Embarek, trưởng nhóm điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Vũ Hán tiết lộ, các nhà khoa học đã tìm thấy dấu hiệu về sự lây lan rộng rãi của SARS-CoV-2 ngay từ cuối năm 2019. Nhóm điều tra cũng lần đầu tiên xác định có nhiều hơn một chủng virus corona lưu hành tại Vũ Hán từ tháng 12/2019.
Đồng thời, nhóm chuyên gia này cũng đã đề nghị Trung Quốc cho phép thực hiện thêm xét nghiệm để xác nhận nghi vấn virus SARS-CoV-2 đã lây lan sớm hơn thời điểm Vũ Hán công bố các ca nhiễm đầu tiên sau khi nắm được thông tin có khoảng 90 người đã phải nhập viện với các triệu chứng giống COVID-19 ở Trung Quốc trong hai tháng trước đó.
Như vậy, vẫn còn rất nhiều nghi vấn đặt ra sau chuyến điều tra đầu tiên của WHO tại Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc đang muốn thúc đẩy việc xóa bỏ ấn tượng của thế giới về việc virus gây COVID-19 xuất phát từ Vũ Hán.
Cụ thể, việc cung cấp một cách rất hạn chế các tài liệu thô cùng những phát ngôn cùa các chuyên gia WHO đã giúp Trung Quốc phân tán sự chú ý của công chúng vào các giả thuyết khác nhau về sự bắt nguồn của virus SARS-CoV-2.
Bên cạnh đó, truyền thông Trung Quốc cũng đã tích cực thúc đẩy các bài viết và video có nội dung tốt về việc quốc gia này đã nỗ lực hợp tác với nhóm chuyên gia WHO; đồng thời, đẩy mạnh thông tin mô tả Vũ Hán như một thành phố được tái sinh sau khi đã đối phó tốt với dịch COVID-19.
Tuy nhiên, việc Bắc Kinh trì hoãn chuyến nghiên cứu và tiếp tục hạn chế tiết lộ thêm thông tin về những ngày đầu bùng phát dịch bệnh COVID-19 đã làm các nhà điều tra của WHO khó phát hiện ra những manh mối quan trọng có thể giúp ngăn chặn sự bùng phát của những căn bệnh nguy hiểm như vậy trong tương lai.
Theo ông , chuyên gia bệnh truyền nhiễm người Úc cho biết, việc cung cấp dữ liệu sơ cấp là "thông lệ tiêu chuẩn" cho việc điều tra nguồn gốc bùng dịch.
Theo đó, loại thông tin này đặc biệt quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân gây bùng phát dịch COVID-19. Bởi lẽ, chỉ một nửa trong số 174 ca dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên từng tiếp xúc với chợ hải sản Hoa Nam - nơi bị nghi là điểm khởi phát dịch bệnh.
“Những dữ liệu thô thường ẩn danh nhưng chứa các chi tiết như câu hỏi với từng bệnh nhân, câu trả lời của họ và cách phân tích những phản ứng của họ. Việc từ chối cung cấp dữ liệu thô có khả năng gây ảnh hưởng đến nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc dịch COVID-19 đã bắt đầu như thế nào”, chuyên gia Dominic trao đổi thêm.
Chính vì vậy, Fabian Leendertz, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ động vật người Đức nhận định, chắc chắn sẽ cần thêm rất nhiều cuộc điều tra càng sớm càng tốt tại Trung Quốc. “Cần tiếp tục đặt trọng tâm nghiên cứu tại quốc gia này và WHO nên thực hiện các hành động mạnh mẽ hơn để thúc đẩy việc chia sẻ dữ liệu”, ông Leendertz nhấn mạnh.
Trước mắt, một số quốc gia đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc tiếp tục cung cấp thông tin cho WHO. Cụ thể, Thủ tướng Anh cho biết ủng hộ Tổng thống Mỹ về việc kêu gọi Bắc Kinh cung cấp thông tin về những ca COVID-19 đầu tiên ở quốc gia này. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cũng chỉ trích mức độ tiếp cận của nhóm điều tra WHO và nhấn mạnh Anh sẽ thúc đẩy để cuộc điều tra được tiếp cận đầy đủ và có tất cả dữ liệu cần thiết.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng chia sẻ Mỹ "thực sự quan ngại" về cuộc điều tra và kêu gọi Trung Quốc cung cấp dữ liệu từ ngày đầu bùng dịch.
Có thể bạn quan tâm
Chuyên gia WHO: Có thể nghiên cứu hang dơi để tìm nguồn gốc virus SARS-CoV-2
15:20, 05/02/2021
Nóng: Chủng virus lây COVID-19 ở Tân Sơn Nhất lần đầu xuất hiện ở Đông Nam Á
18:19, 12/02/2021
Nhiều hoài nghi xung quanh kết quả điều tra nguồn gốc virus gây COVID-19
06:10, 11/02/2021
Vẫn “tù mù” về nguồn gốc virus SARS-CoV-2
02:10, 10/02/2021