Trong những năm qua, với những hướng đi đúng đắn, sự đầu tư hợp lý và việc khai thác tốt những tiềm năng sẵn đã từng bước biến
Ngược từ TP Quy Nhơn ra phía Bắc, chạy dọc biển theo đường ĐT 639, du khách sẽ thích thú khi lần đầu tiên vượt qua cầu Nhơn Hội - cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (tính đến năm 2015), tận hưởng thiên đường biển Kỳ Co, Eo Gió. Ở đây, du khách sẽ được tắm biển mát lạnh, lặn ngắm san hô và thưởng thức những món hải sản tươi sống từ biển. Và trong hành trình đó, sau Kỳ Co, Eo Gió, du khách có thể ghé biển Cát Tiến nước biển trong xanh với bãi cát vàng mịn trải dài. Và cuối cùng là điểm đến gành đá Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn) với những bãi đá, phiến đá đẹp hoang sơ, kỳ bí.
Dưới tác động của dòng chảy thời gian, của thăng trầm lịch sử, của mưa nắng, những phiến đá nơi đây có nhiều hình thù rất độc đáo. Và đặc biệt, khung cảnh nơi đây vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng. “Giữa sự ồn ào của phố thị, thử nhắm mắt tĩnh lặng và tưởng tượng đang trở về gần với thiên nhiên, được hít hà dư vị của sương đêm, cảm nhận cái mơn man của gió và tận hưởng từng giây phút thư thả, khám phá cảnh đẹp hoang sơ của núi, rừng, biển cả”, một người bạn tại Bình Định mô tả về gành đá Lộ Diêu như vậy.
Vậy nên, không có gì là ngạc nhiên khi thời gian qua, gành đá Lộ Diêu trở thành điểm đến ưa thích của khách du lịch.
Nhưng Hoài Nhơn đâu chỉ có mỗi Lộ Diêu. Với đặc thù kéo dài theo suốt bờ biển, Hoài Nhơn có bờ biển dài 24 km với nhiều bãi biển đẹp và hoang sơ như: Thiện Chánh, Lộ Diêu, Bãi Con, Tăng Long, Cửu Lợi… Hệ thống rừng núi, hồ nước phía tây bắc huyện có cảnh quan kỳ vĩ, thơ mộng, như Suối Vàng, Núi Chúa, La Vuông (Hoài Sơn); hồ chứa nước Mỹ Bình, Đá Bàn (Hoài Phú). Đặc biệt là thổ nhưỡng đất cát ven biển thuận lợi phát triển cây dừa, loại cây trồng tạo lên cảnh quan và những sản vật đặc trưng của Hoài Nhơn, làm nên tên tuổi “xứ dừa”, gắn với câu ca dao quen thuộc và nổi tiếng cả nước: “Công đâu công uổng công thừa/Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan”.
Đặc biệt, Hoài Nhơn còn là đất “phát tích” của danh nhân văn hóa Đào Duy Từ. Nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật, trò chơi dân gian đặc sắc được cộng đồng dân cư lưu giữ đến ngày nay, như hội đánh bài chòi dân gian, hát múa bả trạo, trò chơi cổ nhơn; lễ hội cầu ngư, lễ giỗ tổ nghề dệt chiếu. Các di tích kháng chiến như: Nhà lưu niệm Chi bộ Cửu Lợi (Tam Quan Nam), Đồi 10 (Hoài Châu Bắc), Chợ Cát (Hoài Hảo), Cây số 7 Tài Lương (Hoài Thanh Tây), di tích tàu không số bãi biển Lộ Diêu (Hoài Mỹ)…
Sản vật Hoài Nhơn cũng rất phong phú, từ lâu đã góp phần phát triển du lịch Bình Định, nhất là những đặc sản từ dừa, như: bánh tráng nước dừa, bánh hồng, dầu dừa tinh khiết. Các làng nghề có cảnh quan đẹp và những nghề sản xuất thủ công như gỗ mỹ nghệ, bún số 8, bánh tráng nước dừa, se chỉ xơ dừa, làm thảm xơ dừa… tạo cho khách du lịch những trải nghiệm thú vị, có thể tổ chức du lịch sinh thái cộng đồng ở đây.
Với những tiềm năng và lợi thế du lịch biển, cùng sự nỗ lực của địa phương, trong thời gian qua, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Hoài Nhơn luôn tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, đóng góp nguồn thu vào ngân sách cho tỉnh ngày càng tăng.
Với những tiềm năng và lợi thế kể trên, trong thời gian qua, Hoài Nhơn đã liên tiếp triển khai nhiều hoạt động phát triển du lịch như triển khai thực hiện Đề án đảm bảo môi trường trong hoạt động du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tham vấn cộng đồng về Đề án “Thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 – 2025”; Tổ chức hội nghị chuyên đề Phát triển du lịch huyện Hoài Nhơn gắn với định hướng phát triển du lịch Cụm phía Bắc tỉnh Bình Định.
Nhờ đó, mặc dù kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của ngành, sự năng động của các doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Hoài Nhơn vẫn luôn tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, đóng góp nguồn thu vào ngân sách ngày càng tăng.
Để đạt được kết quả đó là do có định hướng rõ ràng và sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương trong việc đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh các hoạt động dịch vụ du lịch tăng cường quảng bá, xây dựng và giới thiệu các sản phẩm du lịch; phối hợp quảng bá xúc tiến hình ảnh du lịch Hoài Nhơn nói riêng và Bình Định nói chung đến với du khách trong và ngoài nước.
Được biết, tỉnh Bình Định đã bổ sung cụm du lịch Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Ðịnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2410/QÐ-UBND ngày 23.6.2016. Đặc biệt là quy hoạch trục xuyên suốt từ sân bay Phù Cát qua Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão; lấy Hoài Nhơn làm trung tâm, tùy đặc điểm cụ thể của từng địa phương để phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan di tích lịch sử, văn hóa ẩm thực, làng nghề; du lịch sinh thái núi rừng, trải nghiệm văn hóa các dân tộc miền núi kết hợp du lịch khám phá, mạo hiểm.
Có thể bạn quan tâm