Theo khảo sát do VCCI thực hiện trong tháng 9/2021 trên gần 3.000 doanh nghiệp, xấp xỉ 94% xác nhận, dịch COVID-19 gây tác động tiêu cực.
Đáng nói, theo VCCI, các doanh nghiệp cho biết, vấn đề sử dụng, quản lý lao động, trung bình có 90,8% doanh nghiệp được hỏi đã giảm quy mô lao động trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh.
"Cứ khoảng 10 doanh nghiệp thì có xấp xỉ 9 doanh nghiệp chấp nhận cho người lao động thôi việc do hoạt động sản xuất kinh doanh kém khả quan trong thời gian dịch bệnh bùng phát", báo cáo của VCCI cho hay.
Theo phân tích của VCCI, tình trạng doanh nghiệp buộc phải cho lao động nghỉ việc tương đối giống nhau ở tất cả các nhóm quy mô doanh nghiệp, trong đó khoảng 92% doanh nghiệp quy mô lớn. trong khi đó, doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa là từ 81-90%.
Tình trạng người lao động mất việc làm diễn ra phổ biến nhất ở các ngành dịch vụ. Trên 97% doanh nghiệp ở các ngành giáo dục và đào tạo, hoạt động hành chính và dịch vụ, và dịch vụ lưu trú và ăn uống trả lời khảo sát đã phải giảm số lao động trong thời gian dịch bệnh.
Tình trạng người lao động mất việc làm do ảnh hưởng từ dịch bệnh phổ biến nhất ở các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung với lần lượt 95%, 93% và 92% doanh nghiệp đang hoạt động ở các vùng này báo cáo việc cho người lao động thôi việc.
Tỷ lệ tương ứng ở các khu vực khác thấp hơn 90% nhưng cũng tương đối cao; nơi ít nhất là Đồng bằng sông Hồng, nhưng cũng có 78% doanh nghiệp phải giảm số lao động.
Theo VCCI, lao động đang là vấn đề lớn của các doanh nghiệp trong việc duy trì, khôi phục sản xuất kinh doanh. Sau thực hiện giãn cách xã hội, giảm năng lực sản xuất, rất nhiều lao động của các doanh nghiệp đã trở về địa phương và nơi cư trú.
Và mặc dù tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, người dân đã được tiêm vắc xin chiếm tỷ lệ rất cao, tuy nhiên việc đi lại của người dân, người lao động đang gặp khó khăn, cản trở, nhất là đi lại giữa các địa phương dẫn tới tình trạng doanh nghiệp thiếu nghiêm trọng lực lượng lao động.
VCCI đề nghị các Bộ Y tế, Bộ Thông tin & Truyền thông khẩn trương hoàn thiện hệ thống "Thẻ xanh Covid-19", thống nhất sử dụng 1 nền tảng/ứng dụng, liên thông dữ liệu giữa các bộ, ngành liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng, trong đó, lưu ý tích hợp/liên thông dữ liệu giữa hệ thống quản lý thẻ xanh trong nước với "hộ chiếu vắc-xin", tạo thuận lợi cho đối tượng chuyên gia, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Các địa phương cần chủ động hỗ trợ cho các doanh nghiệp tại địa phương thu hút lực lượng lao động quay trở lại làm việc; chủ động xây dựng phương án hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động từ các địa phương khác trở về.
"Chính quyền địa phương có phương án hỗ trợ (địa điểm hoặc một phần chi phí) để các nhà máy, cụm nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất lập các cơ sở lưu trú, lập các trạm y tế tại chỗ hoặc lưu động để triển khai công tác phòng chống dịch", VCCI đề xuất.
Theo VCCI, các địa phương cần có phương án hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Triển khai các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người lao động.
Có thể bạn quan tâm
14:55, 01/10/2021
03:07, 01/10/2021
04:00, 30/09/2021
03:04, 30/09/2021
03:00, 29/09/2021
16:31, 28/09/2021
14:04, 28/09/2021
10:14, 28/09/2021
06:00, 28/09/2021
13:14, 27/09/2021
09:45, 26/09/2021
16:10, 24/09/2021
16:00, 24/09/2021
11:00, 24/09/2021
06:00, 24/09/2021
02:01, 24/09/2021
12:42, 23/09/2021
02:53, 23/09/2021
14:25, 22/09/2021