Học sinh được tiêm vaccine ngay trong tháng 10/2021, chuyên gia lý giải ra sao?

MINH CHÂU 15/10/2021 11:42

Việc tiêm vaccine cho trẻ em là quan trọng, nhưng đối tượng dễ bị tổn thương hơn gấp nhiều lần là người cao tuổi, có bệnh lý nền. Vì vậy, các địa phương cần có kế hoạch tiêm chủng phù hợp.

Ngày 14/10, Bộ Y tế đã có văn bản về việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi gửi Sở Y tế các tỉnh, thành trực thuộc trung ương và Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur. Theo đó, Bộ Y tế cho biết sẽ mở rộng đối tượng tiêm chủng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Tiêm 2 liều cùng loại vaccine

Trước đó, theo thông tin từ Bộ Y tế tại buổi làm việc cùng Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về kế hoạch thực hiện năm học 2021-2022, bộ này phấn đấu trong quý IV/2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 cho 95% trên tổng số 8,1 triệu trẻ em từ 12-17 tuổi trong cả nước.

Theo lộ trình, tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương. Vaccine sử dụng cho lứa tuổi này đã được Bộ Y tế phê duyệt, được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vaccine.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10/2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện. Sở Y tế phối hợp với Sở GD-ĐT rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 6 đến hết lớp 12. Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này không đi học thì phối hợp với chính quyền địa phương để lập danh sách. Tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với các địa bàn được học tập trung tại trường).

Cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng (nếu đồng ý tiêm chủng cho con em) theo mẫu ban hành kèm theo công văn. Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định loại vaccine sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Theo lộ trình, tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.

Theo lộ trình, tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.

Chuyên gia nói gì?

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa y tế công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM, cho rằng việc tiêm chủng cho trẻ em là quan trọng, vì trẻ em cũng cần được bảo vệ tính mạng. Tuy nhiên, các địa phương cần tiêm chủng cho người lớn tuổi, có bệnh lý nền trước khi tiêm cho trẻ em trong bối cảnh hiện nay.

“Tôi nói vậy không có nghĩa là những đứa trẻ không may tử vong vì COVID-19 là không quan trọng. Mỗi sinh mạng của con người đều rất đáng quý, và mỗi đứa trẻ bị tử vong là một nỗi đau xót. Tôi khẳng định là tôi ủng hộ việc tiêm vaccine cho trẻ em, bởi vì trẻ em cũng rất cần được bảo vệ sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn cung vaccine hiện nay ở Việt Nam thì tôi cho rằng các địa phương cần cân nhắc tính thời điểm để đảm bảo việc bảo vệ mạng sống người dân được hiệu quả tối ưu nhất” – ông Dũng nói.

Thứ nhất, hiện nay rất nhiều người trên 50 tuổi, thậm chí là trên 65 tuổi, có bệnh lý nền vẫn chưa được tiêm chủng do khan hiếm vaccine. Nhóm này, như đã phân tích ở trên, có nguy cơ lây nhiễm và tử vong cao hơn rất nhiều so với trẻ em, vì vậy cần được ưu tiên dựa vào tinh thần nhân đạo. Nói nôm na, cùng một lượng vaccine giống nhau thì nếu tập trung cho nhóm yếu thế hơn sẽ cứu được rất nhiều người hơn. Khi vaccine đủ để phủ cho nhóm yếu thế rồi thì chúng ta tiếp tục tăng cường tiêm cho trẻ em.

Thứ hai, với trẻ em thì nguy cơ tử vong vì COVID-19 là rất thấp, hơn nữa các triệu chứng mắc COVID-19 kéo dài (long COVID) ở trẻ em và thanh thiếu niên cũng sẽ sớm chấm dứt, trong khi ở người lớn, đặc biệt nhóm cao tuổi, có bệnh lý nền sẽ kéo dài hơn rất nhiều. Trái lại, ở khía cạnh tác dụng phụ thì nhóm người tuổi càng trẻ thì nguy cơ gặp biến chứng sau tiêm vaccine càng lớn. Ví dụ, với vaccine Moderna hay Pfizer thì theo các nghiên cứu, người trẻ tiêm có thể gặp tình trạng viêm cơ tim (dù tỷ lệ rất thấp), nhất là ở bé trai.

Cuối cùng, nếu chúng ta tiêm chủng đủ nhiều cho người lớn thì chúng ta có thể tạo ra miễn dịch cộng đồng. Khi đó, nếu bệnh đã không còn lây lan, người lớn tuân thủ 5K, người lớn không nhiễm bệnh nữa thì trẻ em cũng không cần tiêm chủng.

Đồng tình với quan điểm của ông Dũng, PGS-TS. Nguyễn Phương Thảo (ĐH Quốc tế TP.HCM), cho rằng với công văn của Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố dù đã được phép tiêm vaccine cho trẻ em nhưng cần lưu ý nhóm người cần ưu tiên vaccine là người cao tuổi, bệnh nền và các nhóm đối tượng khác theo quy định của Bộ Y Tế.

Tuy nhiên, bà Thảo cũng cho rằng việc ưu tiên phân phối vaccine cho trẻ em ở các địa phương như TP.HCM là rất cấp thiết vì nơi này vẫn còn mang nhiều mầm bệnh, hầu hết người cao tuổi, có bệnh lý nền đã và đang được tiêm chủng đầy đủ và TP đang dần mở cửa và trở lại cuộc sống bình thường nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao. Khi TP đang mở cửa, người lớn quay lại làm việc và trẻ em vẫn chưa được tiêm vaccine thì các em có khả năng bị lây nhiễm rất cao vì môi trường trong nhà là môi trường kín và khó tuân thủ quy tắc 5K, làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Vậy nên, dù không phải trong nhóm ưu tiên tiêm vaccine, nhưng ở trẻ em vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trở thành nhóm đối tượng bị đe dọa bởi tình hình đại dịch bùng phát, đặc biệt là với biến thể Delta siêu lây nhiễm.

Việc tiêm vaccine cho trẻ em là quan trọng, nhưng đối tượng dễ bị tổn thương hơn gấp nhiều lần là người cao tuổi, có bệnh lý nền. Vì vậy, các địa phương cần có kế hoạch tiêm chủng phù hợp.

Việc tiêm vaccine cho trẻ em là quan trọng, nhưng đối tượng dễ bị tổn thương hơn gấp nhiều lần là người cao tuổi, có bệnh lý nền. Vì vậy, các địa phương cần có kế hoạch tiêm chủng phù hợp.

“Một báo cáo gần đây cho thấy, tác động của việc nhiễm COVID-19 ở trẻ em có thể nghiêm trọng hơn mọi người vẫn thường nghĩ. Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C), bao gồm tình trạng viêm nhiều bộ phận trong cơ thể, được chẩn đoán là có liên quan tới COVID-19. Trẻ bị hội chứng viêm đa hệ thống, bị sốt, đau bụng có thể kèm phát ban hoặc viêm cơ tim hay một số triệu chứng khác như bất thường liên quan đến đường tiêu hóa, sốc và giảm lym phô bào…” – bà Thảo cho biết.

Các loại vaccine cho trẻ em an toàn đến đâu?

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, một số nước Đông Nam Á (Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam), tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất,…  đã cho phép tiêm vaccine cho trẻ em. Trong đó, có thể kể đến vaccine theo công nghệ mRNA (Pfizer, Moderna) của Mỹ, vaccine bất hoạt (Sinopharm, Sinovac) của Trung Quốc, vaccine Soberana-2 của Cuba.

vaccine Sinopharm, nghiên cứu thực hiện tại Trung Quốc được công bố vào tháng 9-2021 với hơn 1.000 trẻ (hai giai đoạn) cho thấy vaccine này kích hoạt miễn dịch và không gây các phản ứng nghiêm trọng ở trẻ em từ 3-17 tuổi.

Vaccine Sinopharm, nghiên cứu thực hiện tại Trung Quốc được công bố vào tháng 9-2021 với hơn 1.000 trẻ (hai giai đoạn) cho thấy vaccine này kích hoạt miễn dịch và không gây các phản ứng nghiêm trọng ở trẻ em từ 3-17 tuổi.

Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, vaccine với trẻ em là an toàn nhưng cũng có các nguy cơ về biến chứng. Ví dụ, các loại vaccine công nghệ mRNA có thể dẫn đến viêm cơ tim với tỷ lệ rất nhỏ, khoảng trên 10 phần triệu, nhưng nguy cơ sẽ cao hơn nếu tiêm 2 mũi, vì vậy ở một số nước như Anh thì các cơ quan y tế khuyến cáo chỉ nên tiêm 1 mũi. Dù chưa có nghiên cứu nào đầy đủ để so sánh mức độ an toàn giữa các loại vaccine với trẻ em, nhưng theo lý thuyết thì các loại vaccine cổ điển, tạo ra protein mang từ ngoài vào bên trong cơ thể để kích thích sinh ra kháng thể, thì sẽ không có nguy cơ sinh ra viêm cơ tim như các loại vaccine dùng công nghệ mRNA.

PGS-TS. Nguyễn Phương Thảo cũng cho rằng nhiều phụ huynh lo ngại nhất về vaccine sử dụng công nghệ mRNA đó là khả năng gây ra viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim cho trẻ, đặc biệt là ở các bé trai. Triệu chứng này xuất hiện sau khi tiêm mũi thứ 2 và thường bao gồm tình trạng đau ngực, nhịp tim nhanh, hụt hơi. Mỹ đã cảnh báo về sự cố này và đang tích cực xem xét trước khi cấp phép khẩn cấp cho vaccine Pfizer được sử dụng ở trẻ em từ 5-11 tuổi. Tuy nhiên, các rủi ro khi tiêm vaccine được nhận định là thấp và không đáng ngại nếu so với lợi ích của tiêm vaccine để giữ an toàn cho trẻ.

Bà Thảo cung cấp thêm thông tin với vaccine Sinopharm, nghiên cứu thực hiện tại Trung Quốc được công bố vào tháng 9-2021 với hơn 1.000 trẻ (hai giai đoạn) cho thấy vaccine này kích hoạt miễn dịch và không gây các phản ứng nghiêm trọng ở trẻ em từ 3-17 tuổi. Trong khi đó, Các tiểu vương quốc Ả Rập cũng đã hoàn tất tuyển chọn 900 trẻ em ở độ tuổi nói trên để đánh giá hiệu quả của vaccine Sinopharm. Một số loại vaccine khác, bao gồm Johnson & Johnson và Novavax (Mỹ), cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm ở nhóm trẻ em từ 12-17 tuổi và sẽ sớm công bố kết quả.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao WHO khuyến nghị tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ ba?

    05:00, 14/10/2021

  • Kinh nghiệm tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em từ thế giới

    13:23, 13/10/2021

  • Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam 1,1 triệu liều vaccine

    22:01, 12/10/2021

  • Hải Dương: Chú trọng tiêm vaccine cho người lao động trong các doanh nghiệp

    18:38, 12/10/2021

  • Tiền Giang tiêm vaccine cho 100% người lao động

    22:25, 11/10/2021

  • Latvia nhượng lại hơn 200.000 liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam

    11:23, 11/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Học sinh được tiêm vaccine ngay trong tháng 10/2021, chuyên gia lý giải ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO