Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa công bố top 10 Top 10 công ty chứng khoán (CTCK) có thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất quý III năm 2018.
Theo thông báo này, các CTCK được xướng tên giữ top 5 thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất quý III là CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK TP Hồ Chí Minh (HSC), CTCK Bản Việt (VCSC), CTCK VnDirect (VNDS) và CTCK MB (MBS). Thị phần môi giới của các công ty này lần lượt đạt 15,79%; 11,51%; 8,88%; 7,71% và 5,93%.
Các CTCK vẫn trong top 10 là CTCK Sài Gòn Hà Nội, CTCK Bảo Việt, CTCK FPT và CTCK ACB. Trừ CTCK Sài Gòn Hà Nội có thị phần 4,47%, các công ty còn lại đều chia nhau miếng bánh thị phần môi giới hơn 3%.
Như vậy, theo công bố này, có thể thấy khoảng cách thị phần chiếm giữ của các CTCK hàng đầu, đặc biệt top 3 đầu tiên với vị trí dẫn đầu khá bền vững, rất lớn so với những công ty còn lại. Riêng CTCK SSI, đơn vị có tới 19 quý liên tiếp đứng số 1 thị phần trên HoSE, đại diện đơn vị cho biết lượng khách hàng của công ty đã liên tục tăng trưởng mạnh. Tính đến thời điểm cuối quý III/2018, SSI đã quản lý hơn 149.000 tài khoản, trong đó có hơn 147.000 tài khoản khách hàng cá nhân và hơn 1.800 tài khoản khách hàng tổ chức. Dư nợ margin bình quân quý III/2018 của SSI tiếp tục đạt ở mức cao, trên 4.800 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
10:54, 27/09/2018
15:01, 25/09/2018
04:46, 13/09/2018
16:59, 12/09/2018
11:01, 12/09/2018
06:00, 20/08/2018
13:50, 28/09/2018
Sau thời gian điều chỉnh mạnh trong qúy II, bức tranh thị trường quý III/2018 đã có nhiều khởi sắc. VN-Index tăng 56,35 điểm so với quý trước, tương đương tỷ lệ 5,87%. Dòng tiền cũng đã quay trở lại thị trường, tăng trưởng tháng sau cao hơn tháng trước. Trong tháng 9/2018, dòng tiền lan tỏa từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và bluechips sang các nhóm cổ phiếu cơ bản tốt có vốn hóa nhỏ hơn, thanh khoản bình quân trên hai sàn tăng 9,03% so với tháng 8 và duy trì ở mức 5.376 tỷ đồng/phiên (tương ứng với gần 231.7 triệu USD/phiên).
Mặc dù vậy, tính chung trong cả quý III/2018, thanh khoản thị trường lại có sự sụt giảm nhẹ do tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư (NĐT). Cụ thể, thanh khoản thị trường đã giảm 19% so với quý II, tương đương 3,53 nghìn tỷ trong quý III/2018 và 4,36 nghìn tỷ trong quý II/2018. Sự tham gia của NĐT nước ngoài cũng giảm sút, từ chỗ chiếm 21,5% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường trong quý 2 xuống còn 16,5% trong quý 3. Thị trường trầm lắng khiến tốc độ huy động vốn của các doanh nghiệp niêm yết chậm lại, kéo theo sự giảm sút của các giao dịch thỏa thuận quy mô lớn.
Sự sụt giảm thanh khoản trên thị trường có thể xem là “hệ lụy” sau đợt điều chỉnh dài trước đó, cộng với các yếu tố khách quan tác động như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài, vấn đề tỷ giá… cũng ảnh hưởng phần nào đến tâm lý nhà đầu tư. Mặc dù cuối tháng 9, thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận một thông tin tích cực khi được FTSE Russell đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2, nhưng những “dư âm” trước đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần của các CTCK trong quý III/2018. Mặc dù vậy, với "xếp hạng" thị phần nêu trên, các CTCK đã chứng tỏ thực lực và vị thế tham gia tạo lập thị trường của mình, bằng những cái tên rất quen thuộc với các nhà đầu tư.