HT1 bí đầu ra

Hà Phương 02/06/2020 15:30

Không chỉ bị cạnh tranh khốc liệt ở thị trường nội địa, Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 (HoSE: HT1) còn gặp khó ở thị trường xuất khẩu.

Không chỉ bị cạnh tranh khốc liệt ở thị trường nội địa, Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 (HoSE: HT1) còn gặp khó ở thị trường xuất khẩu.

Tiên 1 qua các năm.

  Doanh thu của Hà Tiên 1 qua các năm. Đvt: tỉ VND

Hoạt động kinh doanh chính của HT1 là sản xuất xi măng, đóng góp 98 - 99% doanh thu với các sản phẩm chính là clinker, xi măng bao và xi măng rời PC30 và PCB40.

Giảm kế hoạch lợi nhuận

Theo BCTC quý 1/2020, doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.732 tỷ đồng, giảm 13,3% so với cùng kỳ. Nhờ giá vốn giảm sâu 17% nên lợi nhuận gộp đạt 295,3 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ 2019.

104 tỷ đồng là lợi nhuận hợp nhất sau thuế quý 1/2020 của HT1, gần như không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của HT1 giảm mạnh 60,5% xuống còn 6,6 tỷ đồng do giảm lãi tỷ giá. Do phát sinh thêm 7 tỷ đồng chi phí tài trợ khiến hoạt động khác lỗ 7,2 tỷ đồng. Theo đó, HT1 lãi ròng 104,6 tỷ đồng, gần như chỉ tương đương cùng kỳ năm 2019.

Trong năm 2020, dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu, hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng tại ĐBSCL tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế khu vực này. Do vậy, HT1 lên kế hoạch kinh doanh giảm sút so với cùng kỳ, trong đó mục tiêu sản xuất và tiêu thụ 7,28 triệu tấn sản phẩm; Doanh thu thuần 8.584 tỷ đồng, giảm 2,9% so với năm 2019; và lợi nhuận trước thuế giảm 10,6% về mức 830 tỷ đồng.

Chật vật thị trường nội địa

Trong lĩnh vực xi măng, tình trạng cung vượt cầu vẫn tiếp diễn, nhất là khi một số nhà máy xi măng miền Bắc xây dựng thêm nhà máy ở miền Nam.

HT1 dự kiến sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh về nguồn cung tại hai thị trường lớn nhất của mình là Bình Dương và TP.HCM từ giữa năm 2020 với tổng cộng 2 dự án từ các doanh nghiệp đối thủ FDI gần kề là An Phú và FICO Tây Ninh. Với tổng công suất thêm mới 3,3 triệu tấn/năm, tương ứng 48% công suất hiện tại của HT1, hai nhà máy đang có kế hoạch phân phối chính khoảng 30 – 40% sản lượng tại Bình Dương và TP.HCM.

Trước áp lực cạnh tranh gia tăng và tình hình tiêu thụ kém khả quan, HT1 có thể cân nhắc tới chính sách bán hàng ưu đãi hơn, theo đó tăng chiết khấu hiện tại từ 5% lên mức 10% giá bán, đồng thời giãn công nợ với các nhà phân phối có mức bán hàng lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới biên lợi nhuận và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Gặp khó thị trường xuất khẩu

Xét theo thị trường, Trung Quốc là nước nhập khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, quốc gia này đang phải chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19 kéo dài trong suốt quý 1/2020 khiến nhiều hoạt động giao thương bị đình trệ.

Bên cạnh đó là việc áp thuế tự vệ đối với xi măng nhập khẩu tại Philippines- quốc gia nhập khẩu xi măng lớn thứ 2 của Việt Nam. Cụ thể, kết quả điều tra giai đoạn 2014-2017 cho thấy lượng xi măng nhập khẩu tăng đột biến, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước của Philippines. Trong giai đoạn trên, Việt Nam là nước có lượng xuất khẩu xi măng lớn nhất vào Philippines. Do đó, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines quyết định áp dụng biện pháp thuế tự vệ tạm thời khoảng 4,8 USD/tấn từ tháng 08/2019 đến nay.

Ngoài ra, Bangladesh cũng áp thêm 8% VAT từ mức 15% lên 23% đối với xi măng nhập khẩu. Điều này cũng tác động tiêu cực đến xi măng xuất khẩu của Việt Nam.

Việc bí đầu ra chắc chắn sẽ khiến HT1 gặp nhiều khó khăn trong năm nay.

Có thể bạn quan tâm

  • HT1: Kì vọng vào thị trường cuối năm

    HT1: Kì vọng vào thị trường cuối năm

    05:15, 07/09/2017

  • Dính sai phạm “khủng”, HT1 trấn an tâm lý nhà đầu tư bất thành

    Dính sai phạm “khủng”, HT1 trấn an tâm lý nhà đầu tư bất thành

    06:10, 27/08/2017

Triển vọng ngành xi măng 

Tiêu thụ xi măng của Việt Nam năm 2020 được Bộ Xây dựng dự báo đạt khoảng 101-103 triệu tấn, tăng 4%-5% so với năm 2019. Trong đó, tiêu thụ xi măng nội địa khoảng 69-70 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 32-34 triệu tấn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường vật liệu xây dựng năm 2020 vẫn chỉ tương đương năm 2019, thậm chí có xu hướng tăng chậm lại. Bên cạnh đó, triển vọng ngành xây dựng cũng kém khả quan trong ngắn hạn do đầu tư cơ sở hạ tầng tăng trưởng chậm và Chính phủ thắt chặt quản lý cấp phép đối với hoạt động xây dựng bất động sản nhà ở. Điều này ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của HT1 nói riêng và ngành xi măng nói chung. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng ngành xi măng bị ảnh hưởng tiêu cực gián tiếp.

Trong khi đó, ngành này cũng sẽ phải tiếp tục đối mặt với một số khó khăn như giá nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất không ngừng tăng, vấn đề môi trường, công nghệ… cũng như cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường với nhiều thương hiệu khác nhau.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
HT1 bí đầu ra
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO