Học sinh, sinh viên luôn được xem là nhóm trọng tâm, cần đạt tỷ lệ tham gia 100% BHYT trước khi Việt Nam hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân.
Không chỉ có ưu thế về điều kiện thuận lợi trong mở rộng độ bao phủ, việc thực hiện BHYT học sinh sinh viên còn mang lại ý nghĩa xã hội rất lớn.
Cùng với quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHYT, việc thực hiện BHYT học sinh sinh viên trong những năm qua dần được hoàn thiện với những quy định pháp lý chặt chẽ hơn, bảo đảm sự phối hợp thực hiện đồng bộ giữa cơ quan BHXH, ngành Giáo dục và ngành Y tế. Sau 17 năm thực hiện theo hình thức tự nguyện, với những điều chỉnh trong Luật BHYT 2008, từ ngày 1/1/2010, học sinh sinh viên đã trở thành nhóm đối tượng "có trách nhiệm" tham gia BHYT. Tiếp đến, với sự điều chỉnh trong Luật BHYT 2014, học sinh sinh viên trở thành đối tượng “bắt buộc” tham gia BHYT.
Có thể nói, việc đặt trọng tâm vào nhóm đối tượng tiềm năng này không chỉ thể hiện quyết tâm của Chính phủ nhằm đẩy nhanh lộ trình BHYT toàn dân, mà còn hướng tới mục tiêu thông qua BHYT bảo đảm để thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước được phát triển toàn diện.
Theo đánh giá của Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn, việc phát triển BHYT học sinh sinh viên những năm vừa qua đã có sự tiến bộ vượt bậc. Điều đó thể hiện trước hết ở nhận thức của những người làm công tác BHYT, cơ sở giáo dục đào tạo, và đặc biệt là nhận thức của những người có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ được nâng lên một bước đáng kể.
Chúng ta có thể thấy sự chuyển động tích cực trong nhận thức của cả hệ thống với quyền lợi thế hệ trẻ. Đối với học sinh, quá trình giáo dục công dân ở nhà trường cũng nâng tầm hiểu biết của các em. Học sinh ngay từ bậc học phổ thông cũng có ý thức về thông báo cho bố mẹ, người bảo trợ mình về việc tham gia BHYT học sinh.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 23/08/2020
10:20, 15/06/2020
18:23, 02/04/2020
21:45, 07/01/2020