Huyện Duy Xuyên (Quảng Nam): Chung tay cùng doanh nghiệp nạo vét kênh phục vụ sản xuất nông nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Để cung ứng nước tưới cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, UBND huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) đang phối hợp với doanh nghiệp khẩn trương nạo vét kênh dẫn Cù Bàn.

Dự án nạo vét kênh dẫn Cù Bàn (xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được UBND tỉnh cho phép huyện Duy Xuyên làm chủ đầu tư, chỉ định doanh nghiệp thi công và tiến hành trong năm 2022.

Đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp

Hàng năm, kênh dẫn vào trạm bơm Cù Bàn bị bồi lắng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn. Để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, địa phương đã tốn hàng tỉ đồng để nạo vét, song việc bồi lắng vẫn tái diễn gây ảnh hưởng đến diện tích lúa, hoa màu.

Theo người dân địa phương, việc bồi lắng đã diễn ra qua nhiều năm khiến việc canh tác gặp nhiều khó khăn, không đạt năng suất khi không có đủ nguồn nước. Do đó, việc nạo vét kênh dẫn cần được triển khai sớm để cung cấp nước tưới tiêu hơn 90ha đất lúa, hoa màu.

Không đủ nguồn nước, 90ha đất nông nghiệp tại khu vực có nguy cơ sụt giảm năng suất là rất cao.

Không đủ nguồn nước, trạm bơm không thể hoạt động, 90ha đất nông nghiệp tại khu vực có nguy cơ sụt giảm năng suất là rất cao.

Khi dự án được chấp thuận đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân tại khu vực để thoát cảnh thiếu nước vào cuối vụ mùa. Vì vậy, người dân mong dự án được triển khai càng sớm càng tốt.

Ông Đặng Hồng Sanh, Bí thư kiêm trưởng thôn, thôn Bàn Nam (xã Duy Châu) cho hay địa phương đã tiến hành nhiều lần họp mặt nhân dân để thông tin về dự án nạo vét. Hầu hết, người dân địa phương đều sống nhờ nông nghiệp nên việc có đủ nguồn nước là điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất.

Kênh dẫn vào trạm bơm bị bồi lắng nghiêm trọng sau mỗi mùa mưa, địa phương tốn hàng tỉ đồng để nạo vét nhưng không thể dứt điểm.

Kênh dẫn vào trạm bơm bị bồi lắng nghiêm trọng sau mỗi mùa mưa, địa phương tốn hàng tỉ đồng để nạo vét nhưng không thể dứt điểm.

“Đã có hơn 3 lần họp dân và mọi người đều đồng thuận cao. Sau này, nhân dân tại khu vực sẽ không còn lo lắng về vấn đề thiếu nước nữa”, ông Sanh cho hay.

Theo ông Nguyễn Dũng, Chủ tịch UBND xã Duy Châu mỗi năm địa phương đều phải xin cấp huyện hàng trăm triệu đồng để nạo vét 2 lần. Ông Dũng cho biết sau mỗi mùa mưa bão tình trạng bồi lắng trở lại rất nhanh dẫn đến nguồn nước không thể vào đến khu vực trông trọt.

“Đến nay địa phương đã tiến hành nạo vét trên 10 lần tại khu vực này với số tiền hàng tỉ đồng, tuy nhiên mọi việc đều quay trở lại như cũ. Vì vậy, phương án nạo vét với bề ngang 30m chưa thực sự hiệu quả, cần mở rộng không gian nạo vét để tránh tình trạng bồi lắng vào thời gian sau”, Chủ tịch UBND xã Duy Châu nói.

Đảm bảo phương án kỹ thuật

Từ việc tỉnh Quảng Nam chấp thuận chủ trương hình thành dự án đã tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, từng bước khôi phục lại hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực. Vì vậy đơn vị thi công đã sẵn sàng thiết bị để tiến hành các phần việc được chủ đầu tư bàn giao.

Tuy nhiên, vào thời gian đầu tiên đơn vị thi công tiến hành nạo vét đã vấp phải sự phản đối của một số hộ dân vì quan ngại về vấn đề sạt lở. Cùng với đó là việc tranh chấp mốc giới của UBND xã Đại Hoà (huyện Đại Lộc) khi địa phương này cho rằng khu vực khai thác có diện tích đất thuộc quyền quản lý của xã Đại Hoà.

Đối với vấn đề lo ngại sạt lở, lãnh đạo huyện Duy Xuyên cho hay phương án kỹ thuật nạo vét đã được tính toán kỹ, chỉ nạo vét khu vực bồi lắng nên việc sạt lở là không thể xảy ra. Đồng thời, địa phương cũng đã lên phương án nạo vét bề rộng 60m thay vì 30m để khơi thông dòng nước.

Đối với phương án naoj vét, UBND huyện Duy Xuyên cho hay đã được tính toán kỹ và không gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân,

Đối với phương án nạo vét, UBND huyện Duy Xuyên cho hay đã được tính toán kỹ và không gây ảnh hưởng đến đời sống nông dân

Ông Nguyễn Thế Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cho hay khi nạo vét đơn vị thi công chỉ tiến hành ở phía ngoài, vẫn giữ hiện trạng lòng kênh dẫn cũ để đảm bảo cách xa nhà dân hơn 50m. Đối với khu vực mép bờ sông, đơn vị thi công cũng sẽ nạo vét mở rộng để tránh dòng chảy đưa cát vào khiến bồi lắng trở lại.

“Địa phương sẽ giám sát quá trình thi công của doanh nghiệp, yêu cầu thực hiện đúng tọa độ và quy mô được phê duyệt. Ngoài ra, địa phương cũng trình phương án vận chuyển bằng đường thủy để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông đường bộ, ô nhiễm môi trường, tác động đến đường làng của dân”, ông Nguyễn Thế Đức thông tin.

Ngoài vấn đề sạt lở, dự án nạo vét cũng vấp phải thông tin tiêu cực trên các phương tiện thông tin đại chúng. Huyện Duy Xuyên khẳng định mọi công tác triển khai đều thực hiện đúng theo quy định của UBND tỉnh Quảng Nam, đảm bảo không vi phạm pháp luật.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Sáng, Phó Ban thường trực Ban Tuyên giáo Quảng Nam cho rằng địa phương cần sớm triển khai dự án để phục vụ nhân dân, không nên chần chừ vì những thông tin phản ánh.

“Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, quyết tâm làm, làm đến cùng, không có một trở lực gì cả và làm đúng pháp lý, làm cho nhân dân và phải đúng pháp luật. UBND huyện Duy Xuyên cần triển khai các phần việc, các bước theo quy định của pháp luật để phục vụ nhu cầu sản xuất của nhân dân. Phương án nạo vét đã được UBND huyện đệ trình, các Sở, ngành chức năng thẩm định, UBND tỉnh phê chuẩn thì việc gì phải dừng lại”, ông Nguyễn Hữu Sáng nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Huyện Duy Xuyên (Quảng Nam): Chung tay cùng doanh nghiệp nạo vét kênh phục vụ sản xuất nông nghiệp tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714084599 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714084599 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10