JVC chuyển lãi sang lỗ, ngược chiều các công ty cùng ngành

Diendandoanhnghiep.vn Công ty CP Đầu tư và Phát triển Y tế Việt Nhật (HoSE: JVC) vừa có giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HOSE liên quan đến báo cáo tài chính đã kiểm toán của năm 2021.

>>>JVC tổ chức nhiều hội thảo trực tuyến chuyên đề cho cán bộ nhân viên y tế

Theo đó, kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính riêng năm 2021 của JVC đã được kiểm toán có sự biến động hơn 5% và chuyển từ lãi sang lỗ so với báo cáo tài chính riêng tự lập. Lỗ sau thuế công ty mẹ tại báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán ở mức gần 30 tỷ đồng, gấp 5,4 lần so với báo cáo tự lập.

Thiết bị Y tế Việt Nhật chuyển từ lãi sang lỗ sau kiểm toán.

Thiết bị Y tế Việt Nhật chuyển từ lãi sang lỗ sau kiểm toán.

Theo giải trình của JVC, lợi nhuận gộp giảm 24,14% tương ứng 13,6 tỷ đồng, phần lớn do giá vốn hàng hóa tăng 4,17% tương ứng 14 tỷ đồng. Báo cáo tài chính tự lập, công ty ghi nhận hoàn nhập trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho giá trị 10,5 tỷ đồng, nhưng kiểm toán đề nghị không hoàn nhập chi phí này.

Chi phí tài chính tăng 46,84% do báo cáo tài chính kiểm toán riêng năm 2021 ghi nhận bổ sung 2.2 tỷ đồng trích lập dự phòng đầu tư vào công ty con (Công ty CP Đầu tư Công nghệ Y tế Việt Nhật).

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 6,3% do báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 ghi nhận bổ sung chi phí trích lập dự phòng khoản phải thu khác, dự phòng trả trước cho người bán tăng tỷ lệ trích lập theo tuổi nợ.

Từ các nguyên nhân trên, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 342,9% tương ứng 17,2 tỷ đồng.

Khoản lợi nhuận khác chuyển từ lãi gần 7 tỷ đồng thành lỗ 3,7 tỷ đồng do chi phí khác tăng đến 785,5%, tương ứng 10,3 tỷ đồng vì công ty mẹ ghi nhận bổ sung chi phí tổn thất từ hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty CP Khám chữa bệnh Tâm An để đầu tư xây dựng và vận hành phòng khám đa khoa quốc tế tại phố Nam Cao, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội. Dự án này đầu tư chưa được 1 năm nhưng do vướng mắc giữa ban quản lý dự án và cư dân nên để hạn chế tổn thất, các bên thống nhất ngưng triển khai và ghi nhận chi phí tổn thất theo tỷ lệ tương ứng.

Cổ phiếu JVC hiện có thị giá chỉ 5.050 đồng/cổ phiếu và đang diện cảnh báo từ 14.6.2022 vì LNST chưa phân phối tính đến 31.3.2022 âm.

Cổ phiếu JVC hiện có thị giá chỉ 5.050 đồng/cổ phiếu và đang trong diện cảnh báo từ 14/6/2022 vì LNST chưa phân phối âm tính đến 31/3/2022 

Từ những biến động trên, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác đều giảm mạnh dẫn tới tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 400,45%, tương ứng giảm 23,6 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế giảm 434,45%, tương ứng 24,4 tỷ đồng.

Tại báo cáo tài chính kiểm toán, đơn vị kiểm toán đưa ý kiến nhấn mạnh rằng tại 31/3, JVC và công ty con đã thực hiện xử lý tài chính các khoản nợ phải thu tồn đọng, bao gồm 59,3 tỷ đồng nợ phải thu khách hàng, 14,9 tỷ đồng trả trước cho người bán, 16,7 tỷ đồng khoản công nợ tạm ứng và chuyển theo dõi khoản mục này ra ngoài bảng cân đối kế toán theo nghị quyết HĐQT. Việc theo dõi các khoản nợ ngoài bảng cân đối kế toán không làm giảm trách nhiệm thu hồi công nợ của JVC.

Liên quan đến vấn đề này, JVC cho rằng, việc đưa các khoản công nợ khó đòi, tồn tại lâu ngày, không có khả năng thu hồi ra ngoài bảng theo dõi đã được HĐQT thông qua vào ngày 6/5. Các khoản nợ này đã được trích lập dự phòng 100% trong năm tài chính 2021. Doanh nghiệp xác định việc này không làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi công nợ và quyền lợi đối với khoản công nợ này.

Không giống như JVC, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngành vật tư y tế đang niêm yết trên sàn chứng khoán khả quan hơn. Cụ thể, Tổng Công ty CP Y tế Danameco (HNX: DNM) có kết quả kinh doanh quý I/2022 với doanh thu thuần đạt 144,6 tỷ đồng cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán cũng tăng cao nên lãi gộp đạt 34,4 tỷ đồng tăng 88% so với quý I/2021. Lợi nhuận sau thuế của DNM đạt hơn 15 tỷ đồng cao gấp 3,3 lần quý I/2021.

DNM) có kết quả kinh doanh quý I/2022 với doanh thu thuần đạt 144,6 tỷ đồng cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm ngoái.

DNM có kết quả kinh doanh quý I/2022 với doanh thu thuần đạt 144,6 tỷ đồng cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm ngoái.

Theo giải trình từ phía công ty nguyên nhân lợi nhuận tăng cao là do Tổng công ty tập trung tăng cường đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, trang phục chống dịch dẫn đến doanh thu tăng mạnh.

Năm 2022, DNM đặt mục tiêu doanh thu đạt 500 tỷ đồng và 32 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, theo đó kết thúc quý I công ty đã hoàn thành được 29% mục tiêu về doanh thu và 47% mục tiêu về lợi nhuận của cả năm 2022.

Hay như Công ty CP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định (HoSE: DBD) cũng có kết quả kinh doanh tăng trưởng cao với doanh thu quý I/2022 đạt hơn 371,3 tỷ đồng, tăng 21,74% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 63 tỷ đồng và 51,19 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 34%.

Giải trình về kết quả kinh doanh quý I/2022 tăng trưởng tích cực so với quý I/2021, DBD cho biết do Công ty thay đổi cơ cấu kinh doanh và đẩy mạnh bán các mặt hàng dược phẩm Công ty sản xuất.

Năm 2022, DBD lên kế hoạch doanh thu 1.700 tỷ đồng, tăng nhẹ 4%; lợi nhuận trước thuế 215 tỷ đồng, bằng 92,5% thực hiện 2021. Cổ tức tối thiểu 20%. Như vậy, 3 tháng đầu năm, Công ty đã hoàn thành 21,84% mục tiêu doanh thu và 29,3% mục tiêu lợi nhuận năm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết JVC chuyển lãi sang lỗ, ngược chiều các công ty cùng ngành tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711711421 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711711421 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10