Kết nối chuỗi cung ứng lao động sau đại dịch: Phân bổ lại thị trường

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ các giải pháp cấp bách khiến lao động an tâm quay trở lại sản xuất, đào tạo lại lao động thì các giải pháp vĩ mô về chuyển dịch trung tâm công nghiệp cũng cần được tính đến.

LTS: Một trong 4 vấn đề nóng các đại biểu Quốc hội đặt ra với Chính phủ là tim giải pháp khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, sớm đưa người lao động trở lại doanh nghiệp sản xuất an toàn...

Những giải pháp căn cơ

Về giải pháp vĩ mô, đối với Chính phủ, các bộ ngành và địa phương, trước hết phải đảm bảo giải pháp về phòng chống COVID-19, theo đó cần phủ vaccine nhanh chóng.

p/Mỗi địa phương cần cơ chế đào tạo lao động chuyển đổi nghề phù hợp,p/thích ứng với tình thình mới. Ảnh: Đào tạo nghề hàn tại Trung tâm GDTX&DN Lập Thạch, Vĩnh Phúc

Mỗi địa phương cần cơ chế đào tạo lao động chuyển đổi nghề phù hợp, thích ứng với tình thình mới. Ảnh: Đào tạo nghề hàn tại Trung tâm GDTX&DN Lập Thạch, Vĩnh Phúc

Thứ hai, cần có chính sách khuyến khích lao động quay lại sản xuất, quay lại các trung tâm công nghiệp. Trong đó, đặc biệt cần vai trò phối hợp giữa các địa phương, giữa địa phương có nhu cầu tuyển dụng và địa phương có nguồn lao động. Bên cạnh đó, phải nhanh chóng cung cấp nhà ở cho công nhân, ổn đây là giải pháp lâu dài, có “an cư” mới “lạc nghiệp”, có vậy người lao động mới an tâm quay lại các trung tâm công nghiệp.

Cần phân loại được nhóm doanh nghiệp đang cầm cự, duy trì việc làm cho người lao động, cứu những doanh nghiệp có thể cứu được. Đảm bảo chính sách hỗ trợ hữu ích, đúng đối tượng.  

Thứ ba, có chính sách đào tạo lại nghề và chuyển đổi nghề cho người lao động. Đợt “di dân” vừa qua của người lao động về quê hương, đã cho thấy được bất cập, hệ quả khi lực lượng lao động đổ dồn về một số địa phương là trung tâm kinh tế. Do đó, cần có chính sách “phân bổ”, phát triển các trung tâm công nghiệp tại nhiều địa phương hơn, có vậy mới phân bổ được thị trường lao động, người lao động gắn bó với quê hương, đồng thời đảm bảo chống dịch, nền kinh tế phát triển ổn định và phù hợp với chủ trương giảm quá tải cho các trung tâm kinh tế.

Cơ cấu và đào tạo lại

Bên cạnh đào tạo nâng cao tay nghề kỹ năng, nâng cao năng suất cho người lao động, khủng hoảng lao động lần này còn là sự kém linh hoạt về loại hình nghề của lao động phổ thông. Do đó, mỗi địa phương với thế mạnh với lĩnh vực ngành nghề của mình, sẽ vừa động viên vừa đào tạo lao động chuyển đổi nghề phù hợp để lao động thích ứng với môi trường mới tại địa phương.

Các trung tâm kinh tế lớn nên tập trung phát triển lao động chất lượng cao, để các địa phương nhỏ phát triển công nghiệp sử dụng lao động phổ thông, giúp tránh chuyển dịch lao động, cạnh tranh lao động bất bình đẳng như vừa qua.

Trong công tác đào tạo này, Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo, doanh nghiệp hỗ trợ theo hướng nhà nước “đặt hàng” đào tạo, cung cấp lao động có tay nghề cho các địa phương còn khó khăn về thị trường lao động, các tỉnh đang bắt đầu phát triển các khu công nghiệp. Nhà nước cũng cần tháo gỡ rào cản và tạo cơ chế thông thoáng, ưu đãi tối đa trong khuôn khổ pháp lý hiện hành để doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo, đào lại cho người lao động sử dụng nguồn kinh phí bảo hiểm thất nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kết nối chuỗi cung ứng lao động sau đại dịch: Phân bổ lại thị trường tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713404669 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713404669 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10