Kết nối tương lai ở TP Hồ Chí Minh

Lê Mỹ 05/01/2020 03:57

Nhiều doanh nghiệp nói rằng năm nay Việt Nam “ăn Tết” to. Riêng TP Hồ Chí Minh lại càng “ăn Tết” to bởi đón mừng một năm có những đột phá, đi đầu về số hóa.

Phó Tổng Giám đốc của một Tập đoàn Kinh tế tư nhân, đang có những bước phát mạnh mẽ tại Kiên Giang và Tây Ninh, nói với DĐDN, nhìn về TP Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp thấy mừng vì những chuyển động mới.

p/TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cùng Lãnh đạo, quan khách và các vị đại biểu tham quan gian hàng triển lãm trong khuôn khổ sự kiện.

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cùng Lãnh đạo, quan khách và các vị đại biểu tham quan gian hàng triển lãm trong khuôn khổ sự kiện.

Chuyển động số hóa của đầu tàu kinh tế

“Chúng tôi chưa đầu tư kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh với những dự án cụ thể, nhưng bất kỳ chuyển động nào của TP Hồ Chí Minh, đều được chúng tôi, và chắc chắn cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hết sức quan tâm. Bởi chuyển động có hiệu quả hay không, có ý nghĩa sẽ kéo cả đoàn tàu đi nhanh, tiến vượt tốc về phía trước, hoặc còn ì ạch với những bước chậm”, vị này chia sẻ.

p/Tuyên dương các Doanh nghiệp Tiêu biểu đóng góp cho sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tuyên dương các Doanh nghiệp Tiêu biểu đóng góp cho sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Khép lại 2019, TP HCM đã làm được nhiều điều ở vị trí đầu tàu của mình, để các toa tàu cũng rùng rùng chuyển bánh. Đó là TP HCM đã thực hiện hiệu quả chủ đề “Năm đột phá cải cách hành chính”, khởi động và đột phá số hóa. Cụ thể là thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện chế độ báo cáo và công tác kết nối Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Trên thực tế, theo chủ trương và nhiệm vụ đã giao của Chính phủ, trong suốt những tháng qua của 2019, việc thực hiện cơ chế 1 cửa, tiến đến kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia nhìn ở góc độ TP HCM, vẫn là 1 nỗ lực đột phá. Bởi việc triển khai nhiệm vụ này, trên địa bàn đông dân nhất cả nước (với 14 triệu dân), và đã đạt đến sự sẵn sàng Bộ phận một cửa các cấp tại 13 đơn vị cấp sở, 22/24 UBND quận, huyện, 295/322 UBND cấp xã, phường, thị trấn được kiện toàn về tổ chức, hoạt động, thì mức độ khó và phức tạp sẽ lớn hơn rất nhiều so với nhiều địa phương có quy mô dân số thấp, bộ máy quản lý các cấp mỏng tầng hơn.

p/Phiên thảo luận II với chủ đề

Phiên thảo luận II với chủ đề "thời cơ cho các lĩnh vực đầu tư" - TBT báo DĐDN Phạm Ngọc Tuấn chủ trì cùng các chuyên gia, các nhà kinh tế và doanh nghiệp.

Tiếp nối hội nghị vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong nỗ lực tìm những giải pháp đóng góp cho sự nới rộng không gian phát triển cho doanh nghiệp tư nhân, Diễn đàn Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam do VCCI tổ chức, giao báo Diễn đàn Doanh nghiệp thực hiện vào tháng 9/2019 một lần nữa xác định vai trò-động lực quan trọng của doanh nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế Vùng. Diễn đàn lập kế hoạch đồng thuận thành lập Hội đồng Doanh nghiệp vùng và tuyên dương các doanh nghiệp tiêu biểu đã đóng góp cho liên kết, phát triển vùng kinh tế.

Có thể nói, thành công với cải cách thủ tục hành chính bằng số hóa – TP HCM đã mở được lớp cửa đầu tiên bước vào tương lai, vào không gian quản lý số, có nền tảng để ứng dụng số hóa cho mọi lĩnh vực hoạt động trên địa bàn nhằm tạo giá trị gia tăng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

Một chuyên gia nhận định TP nay đang xây dựng đề án đô thị thông minh, song muốn trở thành đô thị thông minh đúng nghĩa, thành trung tâm tài chính quan trọng của khu vực, muốn là đầu tàu có vai trò dẫn dắt và lan tỏa hiệu ứng kinh tế lớn hơn nữa trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước nói chung, thì trước hết, phải thay đổi được nền tảng và cung cách quản lý, từ việc cung cấp số hóa dịch vụ công. TP HCM làm được và cả nước làm được, thì mục tiêu Chính phủ số, quốc gia số, công dân số, mới có cơ sở để tựu thành.

Những cung đường nối tới tương lai

Trong khi phát triển số để thích ứng và đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế, TP HCM cũng không thể thiếu và quên vai trò cụ thể, trước mắt và dài hạn của mình đối 2 vùng kinh tế trọng điểm bao gồm: Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

p/Diễn đàn vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam 2019 được tổ chức thường niênp/năm thứ ba, quy tụ hơn 500 doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà kinh tế đến từ các tỉnh thành, địa phương vùng.

Diễn đàn vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam 2019 được tổ chức thường niên năm thứ ba, quy tụ hơn 500 doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà kinh tế đến từ các tỉnh thành, địa phương vùng.

TS Vũ Thành Tự Anh – Giám đốc Trường Fulbright, Thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng nhận định: Trong vai trò phát triển kinh tế đối với 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long, có thể ví von đây như hai cánh tay trong thân thể của TP Hồ Chí Minh. Phía trái, phía phải, phía nào cũng không thể thiếu “đầu não” TP HCM cũng như ngược lại, TP HCM cũng không thể thiếu các bộ phận này mà đảm bảo là cơ thể mạnh khỏe. Đó là mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh.

Tại Hội nghị “trọng điểm cấp vùng” vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tháng 5/2019 tại Đồng Nai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp tục giữ vai trò là đầu tàu dẫn dắt, phát triển mạnh và bền vững; tiếp tục đổi mới sáng tạo, cần có tầm nhìn xa hơn, tận dụng cơ hội cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời, phải có cơ chế chính sách đặc thù để tạo bước phát triển mạnh mẽ cho toàn vùng; phối hợp tốt hơn nữa hoạt động điều phối vùng giữa các bộ, ngành và địa phương. Cùng với đó, cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; chú ý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra. Tháng 7/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị 19/CT-TTg về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là lần đầu tiên các tổ chức quản lý, trung ương địa phương thuộc vùng có kim chỉ nam cụ thể cho các hành động để phát triển vùng như mục tiêu đã định.

Đáng chú ý và là tin mừng vui của TP HCM nói riêng, các tỉnh vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nói chung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo năm 2020 phải khởi công xây dựng sân bay Long Thành và đường cao tốc TP HCM - Mỹ Thuận - Cần Thơ cần hoàn thành vào năm 2021. Các vướng mắc liên quan đến các dự án này theo đó, đã và đang được các cơ quan hữu quan tháo gỡ để quyết liệt thực hiện.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kết nối tương lai ở TP Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO