Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Nhằm phát triển đội ngũ các chuyên gia, người cố vấn, cán bộ đầu mối và hành trình mentoring trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp cùng Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (VSMA) với sự đồng hành của Trung tâm sáng tạo – ươm tạo khởi nghiệp của Trường đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức Khóa Đào tạo cố vấn và hành trình Mentoring nâng cao tại khu vực Nam bộ.
Đối tượng tham gia khóa đào tạo gồm Các cố vấn khởi nghiệp, Giảng viên Đại học/Cao đẳng, Chuyên gia khởi nghiệp, Doanh nhân (hoạt động trên 5 năm), Lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc các Sở Ban Ngành phụ trách các hoạt động khởi nghiệp. Đây là năm thứ Năm, Ban tổ chức đưa đào tạo cố vấn về Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào nội dung hoạt động của Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia.
Khóa đào tạo hướng tới mục đích trang những kỹ năng cố vấn nâng cao cho các học viên để sau này sẽ giảng dạy như: Ứng dụng mentoring vào ngữ cảnh học đường và doanh nghiệp (thiết kế chân dung mentor & mentee, Phân tích mô hình kinh doanh của mentee là Sinh viên hoặc Chủ/lãnh đạo doanh nghiệp); Xây dựng nội dung mentoring vào các ngữ cảnh khác nhau (khung thời gian và giai đoạn của doanh nghiệp); Xây dựng nội dung mentoring theo chủ đề: Marketing, tài chính, mô hình kinh doanh, nhân sự…; Xây dựng chương trình mentoring nội bộ trong doanh nghiệp; Phát triển kế hoạch hành động để áp dụng mentoring vào sự nghiệp và công việc…
Khởi nghiệp sáng tạo đã và đang là xu hướng phát triển ở Việt Nam và thế giới, tuy nhiên điểm nghẽn quan trọng đối với sự phát triển của các dự án khởi nghiệp sáng tạo chính là đội ngũ cố vấn – mentor. Hiện tại, các mentor ở Việt Nam vừa thiếu về số lượng, chất lượng không đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các dự án KNST, TS. Thái Doãn Thanh khẳng định.
Với kinh nghiệm triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các Dự án khởi nghiệp chính là đội ngũ Mentor - người cố vấn.
Bên cạnh đó, Mentor còn là người có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành phong cách, thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm và sự hình thành tình thần doanh nhân nơi các bạn trẻ.
Hiểu rõ tầm quan trọng của các mentor trong hoạt động ĐMST&KN cũng như đặc điểm thực tế của các trường đại học, cao đẳng, ban tổ chức đã thiết kế, biên soạn chương trình đáp ứng nhu cầu thực tiễn tại các trường.
Với thời lượng 03 ngày, 06 buổi học chương trình hướng đến hình thành các mentor là các cán bộ, giảng viên đang công tác trong các trường đại học, cao đẳng. Các cán bộ, giảng viên được cung cấp, bổ sung các kiến thức chuyên môn cần thiết, hình thành các kỹ năng cố vấn pitching gọi vốn, chuẩn bị cho gọi vốn, chuẩn bị cho vòng thẩm định…
Bên cạnh đó, chương trình còn thiết kế với nhiều hoạt động đa dạng, bổ ích, trong đó Toạ đàm chia sẻ kinh nghiệm thực tế của các Mentor có nhiều kinh nghiệm sẻ là những kiến thức quý báu đối với các học viên.
Ban tổ chức mong muốn các học viên tự tin giao lưu và chia sẻ những kinh nghiệm cố vấn trong quá trình thực hiện, xây dựng mạng lưới cố vấn khởi nghiệp địa phương, vai trò của cố vấn khởi nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương, các hoạt động kết nối, hỗ trợ khởi nghiệp địa phương…
Sau khoá học các viên học sẽ là các chuyên gia, người cố vấn, cán bộ đầu mối và hành trình mentoring chuyên nghiệp và vững tin đi đầu trong mọi hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương nơi mình sinh sống.
Chương trình đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ban ngành cùng các địa phương và các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.
Có thể bạn quan tâm
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành: Đồng hành cùng sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
11:46, 11/06/2024
Đại học khởi nghiệp: Chiến lược quan trọng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
02:01, 09/06/2024
Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2024: Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng tích cực
01:24, 08/06/2024