Khai thác hiệu quả tiềm năng nổi trội của du lịch biển

Diendandoanhnghiep.vn Giai đoạn 2022-2023, du lịch Việt Nam phục hồi rất tích cực và điều này cũng xuất phát từ tiềm năng nổi trội của du lịch biển.

>>> Phát huy tiềm năng du lịch biển Quảng Nam

Với đường bờ biển dài trên 3260 km trải dài từ bắc xuống nam, Việt Nam đứng thứ 27/157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Sở hữu trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nước ta được đánh gia là một trong những nước có tiềm năng, lợi thế lớn về tài nguyên biển và hải đảo. Đây cũng chính là cơ sở vững chắc, là sự hấp dẫn đối với du khách để phát triển du lịch biển.

Theo ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, về tiềm năng du lịch biển, những năm qua chúng ta đã khai thác rất nhiều và đã trở thành sản phẩm chủ lực của du lịch Việt Nam. Sự đóng góp của du lịch biển cho tổng thu du lịch cả nước, lấy số liệu năm 2019, Việt Nam tổng thu khoảng 755.000 tỷ đồng tương đương 9,2% GDP, trong đó du lịch biển chiếm tới 60 – 65%. Đến giai đoạn 2022-2023, du lịch Việt Nam phục hồi rất tích cực và điều này cũng xuất phát từ tiềm năng nổi trội của du lịch biển.

Ô

Ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam

>>> Thái Bình khai mạc Tuần du lịch biển và khinh khí cầu

Hiện nay, nhu cầu lựa chọn của du khách trên thế giới đã thay đổi theo hướng du lịch xanh – một xu hướng lành mạnh với môi trường và được yêu thích khi tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề. Để phát triển du lịch biển sau những tác động của đại dịch COVID-19 cũng như cạnh tranh lành mạnh với các nước trong khu vực, ngành du lịch Việt đang chuyển hướng theo xu thế toàn cầu. Với những sản phẩm có hàm lượng về chất lượng an toàn và thiết thực cho sức khỏe của con người, gần gũi với thiên nhiên chính là xu hướng phát triển xanh của du lịch biển Việt Nam.

Nhằm thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, hình ảnh một số sản phẩm du lịch, điểm đến hấp dẫn cũng như tạo dấu ấn và khẳng định thương hiệu du lịch biển Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng ngành du lịch cần tăng cường chuyển đổi số, bởi không gian số, cách tiếp cận số, quản trị số,… chính là cơ hội cho ngành du lịch phát triển đột phá.

X

Những năm qua Việt Nam đã khai thác rất nhiều về du lịch biển và đã trở thành sản phẩm chủ lực

“Các sản phẩm du lịch xanh hiện đang lên ngôi và chiếm được nhiều sự quan tâm, lựa chọn của du khách. Ngoài xu hướng xanh hóa thì cần phải số hóa, ứng dụng công nghệ để biến những sản phẩm du lịch trở lên thông minh hơn, xanh hơn. Thông qua các chương trình đầu tư vào những điểm đến mới, sản phẩm mới gắn liền với đặc thù từng địa phương, nhằm khai thác hiệu quả các yếu tố sinh thái đặc sắc, văn hóa bản địa”, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết.

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, trong môi trường số, không gian của ngành du lịch sẽ phát triển hơn rất nhiều. Theo đó, có thể kết nối dễ dàng hơn với các lĩnh vực khác, sản phẩm khác và tỉnh thành khác giúp khái niệm du lịch được mở rộng hơn. Ví dụ, cần chuyển đổi từ tư duy điểm đến hay quảng bá địa điểm nổi tiếng sang tư duy sản phẩm. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác nữa mà công nghệ số, chuyển đổi số có thể giải quyết.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – ông Nguyễn Mạnh Hùng

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – ông Nguyễn Mạnh Hùng

>>> Phát triển du lịch biển đảo: Lợi thế phát triển kinh tế địa phương

Bên cạnh đó, ông Hà Văn Siêu cũng khẳng định, du lịch biển là một thế mạnh chiến lược của du lịch Việt Nam, các nhà đầu tư, các địa phương phải không ngừng đổi mới cải thiện và thích ứng. Cùng với đó cần phải đầu tư một cách bài bản, dài hạn về sản phẩm, hạ tầng du lịch biển. Khai thác hiệu quả các thế mạnh, lồng ghép các yếu tố liên quan, đặc biệt là hải đảo xa bờ, đồng thời, tận dụng tối đa nguồn lực văn hóa địa phương vùng biển giúp sản phẩm du lịch đặc sắc hơn. Nếu không khai thác được những giá trị văn hóa đó, sản phẩm du lịch biển sẽ rất hạn chế, đây là điều các nhà đầu tư cần quan tâm.

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, phát triển du lịch phải đặt trong tổng thể với phát triển kinh tế - xã hội với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn. Tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội phát triển du lịch nhanh, bền vững, tạo động lực thúc đẩy các ngành và lĩnh vực khác. Góp phần quan trọng chuyển dịch nền kinh tế theo hướng hiện đại. Và du lịch biển đã, đang và sẽ đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngành du lịch, góp phần vào tăng tưởng kinh tế - xã hội của đất nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khai thác hiệu quả tiềm năng nổi trội của du lịch biển tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714410945 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714410945 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10