Khai trương tuyến vận tải container kết nối trực tiếp Việt Nam – Malaysia - Ấn Độ của VIMC

Diendandoanhnghiep.vn Ngày 25/11/2021, Tuyến vận tải container kết nối trực tiếp Việt Nam – Malaysia – Ấn Độ của VIMC được chính thức thiết lập.

>> VIMC vào top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2020

Theo đại diện VIMC, với hải trình Hải Phòng – Port Klang – Calcutta – Port Klang – SP-ITC và tiếp nhận hàng trung chuyển từ Nhava Sheva tại Port Klang, tuyến dịch vụ VMN/VMC kết nối trực tiếp hai cảng biển lớn nhất Việt Nam là cảng TPHCM và cảng Hải Phòng tới các cửa ngõ lớn nhất của Ấn Độ với thời gian vận chuyển cạnh tranh. Rút ngắn thời gian vận chuyển so với tuyến trung chuyển qua cảng Port Kelang được hơn 10 ngày so với trước đây. 

abc

Việc khai trương tuyến vận tải container kết nối trực tiếp giữa Việt Nam – Malaysia – Ấn Độ sẽ đưa đội tàu vận tải container chuyên dụng của VIMC chạy tuyến trực tiếp với các cảng ngoài khu vực (không phải kết hợp với các tàu vận tải container của nước ngoài) để giảm tải áp lực vận chuyển hàng hóa và bình ổn nguồn cung vận tải, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước.

Trước đó, ngày 26/10/2021, lần đầu tiên con tàu vận tải container của Việt Nam đã chạy khu vực Malacca qua Ấn Độ Dương để đưa hàng hóa đến Malaysia, Ấn Độ, thị trường xuất nhập hàng hóa, nguyên liệu lớn của các nhà XNK Việt Nam. Đó là những quyết tâm, những kỳ vọng trong tương lai, các công ty vận tải biển Việt Nam mà cụ thể là VIMC để có thể mở rộng hơn nữa, phát triển hơn nữa các tuyến vận tải biển xa, không chỉ đối với thị trường Ấn Độ, mà có thể vươn tới bất kỳ thị trường nào mà chúng ta muốn.

Đại dịch COVID-19 bùng phát, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy khiến cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên rất khó khăn. Đặc biệt, khi toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vận chuyển quốc tế bằng đường biển phải phụ thuộc hoàn toàn vào các hãng tàu vận tải nước ngoài. Số chuyến tàu ghé cảng Việt Nam giảm, lượng vỏ container luân chuyển về Việt Nam cũng giảm, kéo theo giá cước tăng đột biến. Trước nay, các container hàng hóa XNK của Việt Nam đều phải được gom về một số cảng trung chuyển quốc tế trong nước và khu vực Đông Nam Á để chuyên chở trên các tàu mẹ tới các cảng tại khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ. Việt Nam chưa mở được các tuyến vận tải container kết nối trực tiếp đến các cảng ngoài khu vực Đông Nam Á.

Cước vận chuyển tăng cao ở các tuyến đường dài như tuyến Châu Á - Châu Âu và Châu Á - Bắc Mỹ. Cước vận chuyển hàng hóa tại các tuyến này đã tăng khoảng 4 ÷ 8 lần trong vòng 1 năm, tăng lên đến 20.000 USD/cont 40 feet từ mức cước 4.000 USD trước đây và phải chuyển tải tại các cảng Singapor, Hồng Kong. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam phải tăng thêm nhiều chi phí cho hoạt động logistics, trong đó có chi phí vận tải container bằng đường biển. Thời gian giao hàng cũng bị chậm trễ, kéo dài ảnh hưởng lớn tới các đơn hàng và uy tín doanh nghiệp.

>> Xu hướng đầu tư mới: Chọn cổ phiếu vận tải biển nội địa
>> Chính phủ gỡ vướng “điểm nghẽn” giá cước vận tải biển cho doanh nghiệp

Trước sức ép này, một số nhà đầu tư nước ngoài có cơ sở sản xuất, gia công hàng hóa tại Việt Nam đứng trước quyết định dịch chuyển bớt một phần dây chuyền sản xuất tới khu vực khác do chi phí nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu thành phẩm tăng cao. Khó khăn cũng đặt một gánh nặng chi phí rất lớn lên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID- 19 còn có thể kéo dài. Việt Nam cần phải có giải pháp chủ động đối với một phần chuỗi cung ứng logistics đó là vận tải container bằng đường biển tuyến xa, chủ động trong vận tải hàng hóa, tránh bị chèn ép tăng giá cước của các hãng tàu ngoại.

Nhận thức được sứ mệnh của một doanh nghiệp nòng cốt trong ngành hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã quyết tâm đưa đội tàu vận tải container chuyên dụng của VIMC chạy tuyến kết nối trực tiếp với các cảng ngoài khu vực (không phải kết hợp với các tàu vận tải container của nước ngoài) để giảm tải áp lực vận chuyển hàng hóa và bình ổn nguồn cung vận tải, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước.

Trên những chuyến tàu của VIMC vươn tới thị trường quốc tế, không chỉ là những container hàng hóa mà còn là những sự quyết tâm, những nỗ lực của VIMC để góp một phần nhỏ bé cùng các doanh nghiệp Việt Nam tiến tới thị trường toàn cầu, tạo đà cho kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa sau thời kỳ đại dịch. Đồng thời đây cũng là tín hiệu rất tích cực cho hoạt động thương mại của Việt Nam trong tương lai.

Để hoàn thành được sứ mệnh, trong năm 2022, VIMC sẽ tiếp tục đầu tư đội tàu container chuyên dụng, trọng tải lớn cùng trang thiết bị hiện đại; nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài, phát triển hoàn thiện mô hình quản trị để trở thành hãng tàu vận tải container mang thương hiệu quốc gia, vươn tầm khu vực và thế giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khai trương tuyến vận tải container kết nối trực tiếp Việt Nam – Malaysia - Ấn Độ của VIMC tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713468546 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713468546 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10