Khẩn trương sửa đổi quy định vận tải để đảm bảo cạnh tranh công bằng

Huyền Trang 24/04/2019 17:37

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình yêu cầu khẩn trương sửa đổi Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô để bảo đảm công bằng và có nghĩa vụ nộp thuế.

Sáng ngày 24/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) Quý 1/2019, nhiệm vụ công tác Quý 2.

Có thể bạn quan tâm

  • Bắt Grab đội "mào" cho bình đẳng?

    12:13, 20/04/2019

  • Bộ Giao thông Vận tải “tuýt còi” xe Grab hoạt động trái phép ở nhiều tỉnh

    13:06, 19/04/2019

  • Grab có thể kiện lại taxi truyền thống

    10:01, 17/04/2019

  • Cơ hội cho startup Việt tham gia chương trình Grab Ventures Velocity

    05:23, 17/04/2019

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, hiện Bộ Giao thông Vận tải đã trình Dự thảo Nghị định kinh doanh và điều kiện kinh doan vận tải bằng ô tô lần thứ 8, trong đó những vấn đề còn ý kiến khác nhau như quản lý xe taxi sử dụng kết nối bằng công nghệ, sử dụng xe hợp đồng đã được điều chỉnh theo hướng xác định đúng bản chất của loại hình kinh doanh.

Các quy định cũng xây dựng theo hướng khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, áp dụng công nghệ thông tin, đồng thời công bằng trong việc thực hiện điều kiện kinh doanh, thực hiện công bằng và nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

“Hiệp hội hoàn toàn đồng tình với những nội dung mà dự thảo nêu ra và đề nghị Chính phủ sớm ban hành để hoạt động vận tải bảo đảm công bằng, lành mạnh, phù hợp với các quy định của pháp luật”, ông Quyền nhấn mạnh.

Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Vũ Đỗ Anh Dũng cũng đồng tình với các quy định về chia sẻ và kết nối được nêu trong dự thảo. Tuy nhiên, ông lưu ý, việc giám sát hành trình là cơ sở dữ liệu quan trọng nhưng nếu quy định “chỉ cung cấp khi có yêu cầu là chưa kịp thời”. “Tôi đề nghị phải quy định về chia sẻ ngay, tức là khi có thông tin về việc vi phạm thì cảnh sát có thể tra cứu để biết phương tiện đang ở đâu và xử lý”, ông Dũng nói.

Về nội dung trên, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương sửa đổi Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô theo hướng bảo đảm công bằng, cạnh tranh lành mạnh. “Chúng ta khuyến khích ứng dụng công nghệ, nhưng phải bảo đảm cạnh tranh phải lành mạnh và có nghĩa vụ nộp thuế”, Phó Thủ tướng lưu ý.

ộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ dự thảo (lần thứ 8) Nghị định 86 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô (thay thế Nghị định 86/2014). Đáng chú ý trong dự thảo mới, đã được Bộ GTVT bổ sung và làm rõ một số điểm mới như về định nghĩa kinh doanh vận tải bằng ô tô; quy định việc xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi sử dụng đồng hồ điện tử phải có mào (hộp đèn có chữ 'Xe hợp đồng')…

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ dự thảo (lần thứ 8) Nghị định 86 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô (thay thế Nghị định 86/2014). Đáng chú ý trong dự thảo mới, đã được Bộ GTVT bổ sung và làm rõ một số điểm mới như về định nghĩa kinh doanh vận tải bằng ô tô; quy định việc xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi sử dụng đồng hồ điện tử phải có mào (hộp đèn có chữ 'Xe hợp đồng')…

Liên quan đến ý kiến của Bộ Tư pháp đề nghị, bỏ quy định xe có sức chứa dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử (như Grab, Fastgo...) phải gắn bảng điện tử với chữ "Xe hợp đồng" cố định trên nóc xe vì dự thảo đã quy định tất cả loại xe hợp đồng đều phải có phù hiệu "Xe hợp đồng", lãnh đạo Bộ GTVT cho biết sẽ có văn bản giải trình tất cả những nội dung mà Bộ Tư pháp nêu ra.

Trước đó, Bộ Tư pháp vừa gửi Bộ Giao thông Vận tải văn bản góp ý dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô sau khi thẩm định. Cơ quan này đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, chỉnh sửa 7 nội dung trong dự thảo lần thứ 8.

Trong đó, Bộ Tư pháp đề nghị, bỏ quy định xe có sức chứa dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử (như Grab, Fastgo...) phải gắn bảng điện tử với chữ "Xe hợp đồng" cố định trên nóc xe. Bộ Tư pháp cho rằng, quy định này là không cần thiết vì dự thảo đã quy định tất cả loại xe hợp đồng đều phải có phù hiệu "Xe hợp đồng".

Về khái niệm kinh doanh vận tải bằng ôtô, Bộ Tư pháp yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu lại quy định này. Hiện tại, theo dự thảo nghị định mới nhất, kinh doanh vận tải bằng ôtô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Bộ Tư pháp cho biết, theo quy định trên thì bất kỳ đơn vị nào thực hiện một công đoạn trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc công đoạn quyết định giá cước vận tải đều bị coi là kinh doanh vận tải bằng ôtô.

Trong khi đó, nghị định chưa làm rõ thế nào là trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, thế nào là quyết định giá cước vận tải. Điều này sẽ dễ dẫn đến áp dụng không thống nhất.

Do đó, Bộ đề nghị, chỉ coi là kinh doanh vận tải bằng ôtô trong trường hợp thực hiện trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe đồng thời quyết định giá cước vận tải. Đồng thời, Bộ Giao thông cần nghiên cứu làm rõ thêm bản chất của các loại hình vận tải ứng dụng phần mềm như Grab, Uber... để có quy định quản lý cho phù hợp, bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh công khai, công bằng, minh bạch.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng yêu cầu đơn vị soạn thảo nghị định xem lại các quy định về địa điểm, tần suất đón trả khách của xe hợp đồng, về cơ chế đăng ký để cấp phù hiệu cho từng xe tham gia kinh doanh vận tải, về việc doanh nghiệp phải thông báo thông tin hành trình, thời gian thực hiện đến Sở Giao thông Vận tải trước nơi cấp giấy phép kinh doanh trước thực hiện vận chuyển...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khẩn trương sửa đổi quy định vận tải để đảm bảo cạnh tranh công bằng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO