Với văn hóa và con người Việt Nam, chức tước và địa vị không còn là nghề nghiệp đơn thuần, mà đó còn là sĩ diện, danh dự trước cộng đồng.
Lại phải nói về văn hóa từ chức - một thứ văn hóa chưa biết khi nào mới trở thành phản xạ có điều kiện trong bộ phận không nhỏ đáng phải làm việc này. Và thôi khoan hãy nói về những sự cố “mất mặt” trong công sở mà người có trách nhiệm chưa nhận ra… mình không còn xứng đáng.
Con đường danh chính ngôn thuận hơn là tinh giản biên chế, một cách làm được gọi là sáng tạo ở Đà Nẵng, ủng hộ 200 triệu đồng để kêu gọi cán bộ chủ chốt “nhường” vị trí cho những người trẻ tuổi.
Như thế là những người trẻ được mặc định là “tài năng” vì quy định chỉ áp dụng với nữ trên 50 tuổi, nam trên 55. Phải chăng người ta đánh đồng sự cống hiến với độ tuổi?
Mục đích của quy định này là gì? Để tìm cách giảm biên chế hay kêu gọi tài năng trẻ? Nếu nói về mong muốn thu hút tài năng, thành phố đáng sống vừa trải qua một thất bại.
Hàng trăm tài năng trẻ được ươm mầm dưới thời ông Nguyễn Bá Thanh (năm 2004) đến nay bốn mươi người lũ lượt ra đi không hẹn ngày trở lại, chín mươi ba người rút lui khỏi đề án đào tạo.
Vì nhiều lý do, ngoài đồng lương còi cọc, trong đó có cái gọi là “môi trường” – đương nhiên đã tài năng thật sự không ai chịu thu mình trong không gian “chật chội”.
Có thể bạn quan tâm
06:18, 28/06/2018
13:36, 21/06/2018
17:04, 11/06/2018
05:30, 24/05/2018
02:32, 22/05/2018
11:02, 08/05/2018
11:00, 07/05/2018
10:03, 27/04/2018
Ngậm ngùi nhìn nhân tài dứt áo ra đi trong khi “ghế” lãnh đạo đã “lấp” đầy từ khi nào, giờ kêu gọi họ từ chức kèm theo một khoản hỗ trợ hàng trăm triệu đồng. Là “kêu gọi” thì người ta có quyền không hưởng ứng, thêm một “sáng kiến” có nguy cơ trở thành “tối”.
Có một nhận xét rất hay sau vụ những hiệp sĩ bị giang hồ sát hại, đó là đừng quản lý xã hội bằng cảm tình đạo đức. Điều này xem ra đúng với động viên từ bỏ chức vụ.
Ở độ tuổi sắp rời xa vị trí “ấm êm” chắc chắn không ít người nỗ lực phấn đấu mấy chục năm trời, có những người thật sự xứng đáng. Những người này sẽ nghĩ gì một khi chính sách không còn cho họ tiếp tục làm việc?
Hơn nữa, sự tinh giản phải đảm bảo nguyên tắc “gạn đục khơi trong”, những ai có năng lực, phẩm chất dù hết tuổi lao động vẫn phải giữ lại bằng được, ngược lại ai kém cỏi bất tài dù trẻ vẫn phải ra đi. Tài năng và tuổi tác là hai chuyện khác nhau hoàn toàn.
Cớ sao phải trả thêm tiền như một sự “khuyến mãi” để khuyến khích từ bỏ vị trí. Làm việc ở đâu cũng là người lao động, là cán bộ công chức đương nhiên có bảo hiểm khi nghỉ hưu, ở đây chẳng có ai thiệt thòi để phải “đền bù”.
Cũng phải xác định rằng, chi bao nhiêu tiền cho nhân tài cũng xứng đáng nếu họ cống hiến cho đất nước, và một xu rớt vào túi người bất tài cũng là lãng phí.
Văn hóa và con người Việt Nam, chức tước và địa vị không còn là nghề nghiệp đơn thuần, mà đó còn là sĩ diện, danh dự trước cộng đồng. Vì nó còn sinh ra nhiều thứ ngoài khoản lương hàng tháng!
Kêu gọi từ bỏ chức vụ khi từ chức chưa được xem là thứ văn hóa công sở thì việc đó chẳng khác nào tự nhận mình hết đát! Vài ba trăm triệu để đổi lấy danh dự nhân phẩm và sự nghiệp của một con người trong khi tiêu chí đánh giá cán bộ công chức còn nặng nghĩa tình!
Năm 2013, Chính phủ ông Obama đóng cửa vì Quốc hội không thông qua khoản ngân sách vô lý, hàng trăm ngàn công chức Chính phủ mang lương trả lại, vì lý do đơn giản: Họ không nhận lương khi không còn cống hiến!
Một hành động đơn giản xuất phát từ lòng tự trọng, đến bao giời xứ ta mới thấy được không làm mà nhận lương là một sự thiếu đạo đức trầm trọng.