Khi rượu, bia giết người

Diendandoanhnghiep.vn Nếu thực sự quý mến nhau, tôn trọng nhau xin đừng ép nhau uống say.

>> Tác hại của việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông: Biết rồi nhưng "nói mãi không được”

Trên thế giới dù ở các nước phát triển bậc nhất hay là các bộ lạc còn sống bán nguyên thủy, du mục đều biết cách tạo ra rượu, nấu rượu để uống.

Rượu, bia dùng ở mức độ hợp lý, đúng nơi, đúng chỗ không hề xấu. Rượu tạo sự trang trọng trong các cuộc tế lễ, các sự kiện ngoại giao. Là chất xúc tác tạo nên không khí thân mật, vui vẻ, đầm ấm cho các bữa tiệc gặp mặt, liên hoan, cả để chia sẻ tâm tư vui buồn. Rượu, bia được làm ra và sử dụng từ hàng ngàn năm và chắc chắn sẽ còn tiếp tục đồng hành với xã hội loài người.

Vấn đề hiện tại văn hóa uống rượu bia tại Việt Nam có nhiều điều đáng nói khi bị sử dụng lạm dụng, quá đà. Có người coi việc uống được nhiều rượu hơn người khác là điều hãnh diện, chứng tỏ “bản lĩnh đàn ông”, nên khi liên hoan, hội họp hay mời, ép nhau đến say. Họ coi việc người khác bị say xỉn làm trò vui mà không hề nghĩ đó là hành động hết sức độc ác.

Nếu thực sự quý mến nhau, tôn trọng nhau xin đừng ép nhau uống say. Vì nếu uống say nhẹ là mệt mỏi, suy giảm sức khỏe. Nặng thì khi uống say mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì thực sự là tội lỗi. 

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: CA Bắc Giang.

Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng tại Bắc Giang. Ảnh: CA Bắc Giang.

Mới đây nhất là vụ tai nạn kinh hoàng do cán bộ Phòng Bảo trì đường bộ - Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Giang điều khiển ô tô khi đi qua ngã tư không hề giảm tốc độ dù có đèn cảnh báo màu vàng, qua điểm giao cắt lao thẳng vào xe máy với tốc độ cao, cướp đi sinh mạng của ba người trong một gia đình.

Tai nạn thương tâm để lại nỗi đau xót cho người ở lại. Cậu bé trong nhà đó sẽ sống với tương lai ra sao khi đột ngột mất đi cha mẹ, em gái. Nỗi đau ấy không tiền bạc, vật chất nào có thể bù đắp lại được. Người gây ra tai nạn điều khiển xe khi có nồng độ cồn rất cao trong máu, ngoài việc phải đối diện với bản án nghiêm khắc của pháp luật, chấm dứt con đường công danh sự nghiệp, còn đối diện với bản án lương tâm, nỗi ám ảnh tội lỗi với hình ảnh tang thương của các nạn nhân.

Cuộc liên hoan chia tay lẽ ra rất vui thì lại có cái kết thật buồn cùng sự ân hận muộn màng. Tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn nhưng để nó hạn chế không xảy ra thì đừng uống say rồi điều khiển phương tiện giao thông. Chiếc xe hiệu Audi nặng gần hai tấn lao đi một giây di chuyển hàng chục mét, động năng lớn đến mức kinh hoàng. Có người nhầm tưởng tiếng va chạm là tiếng sét đánh vì trời sắp mưa giông. Xe lao như tên bắn không hề phanh giảm nên không còn cơ hội nào cho nạn nhân.

>> Xử phạt hành vi ép buộc người khác uống rượu bia: Có phạt được không?

>> Xúi giục, lôi kéo người khác uống rượu, bia có thể bị phạt tới 3 triệu đồng

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: CA Bắc Giang.

Tài xế gây ra vụ tai nạn kinh hoàng tại Bắc Giang. Ảnh: CA Bắc Giang.

Chỉ cần từ 0.16 đến 0.20 g cồn trong 100 ml máu thôi cũng đủ gây suy giảm thị lực và thính giác nghiêm trọng. Người có mức độ cồn này khó phát hiện nguy hiểm, giảm khả năng phán đoán và trí nhớ. Đồng thời gặp khó khăn khi kiểm soát tốc độ, phản ứng chậm với các tín hiệu và tình huống khẩn cấp. Với người lái xe này, sau khi liên hoan còn tiếp tục đi hát và uống tiếp thì lúc này là “rượu, bia uống người” rồi tiếp đến thành “rượu, bia giết người”.

Tai nạn thương tâm này có nhiều nguyên nhân khi xe máy vẫn là phương tiện giao thông phổ biến. Đường khuya  khá vắng vẻ dẫn đến tâm lý chủ quan thiếu chú ý quan sát khi qua ngã tư. Nhưng cốt lõi vẫn là do “bia, rượu lái người”.

Giải pháp nào cho vấn nạn uống rượu bia rồi điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn?

Thực sự đã có nhiều giải pháp. Từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, rồi cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra nồng độ cồn nâng mức phạt, mức xử lý với hành vi vi phạm. Vấn đề ở đây là vẫn chưa hình thành được ý thức, thói quen tuân thủ trong người dân. Người ta coi việc uống rượu rồi lái xe vẫn là việc bình thường, không coi đó là hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác. Những người có chức, có quyền, có tiền thì coi thường pháp luật, bị xử lý thì dùng tiền, dùng quan hệ để hòng thoát tội. Nếu có sự vụ xảy ra thì lại biện lý lẽ là do “số đen”. Đen hay không, việc này do bản thân lựa chọn quyết định được.

Muốn xử lý triệt để vấn đề này thì người đứng đầu tất cả các cơ quan nhà nước phải làm gương. Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, chất kích thích khi lái xe. Không tác động nhờ vả, gây sức ép xử lý giúp các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, khi người thân quen, nhân viên bị cảnh sát giao thông xử lý. Tất cả các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn bị gửi thông tin về cơ quan, gia đình, địa phương, công khai danh tính trên phương tiện truyền thông. “Quân pháp bất vị thân”, chỉ khi pháp luật được thực thi nghiêm minh thì việc uống bia rượu rồi tham gia giao thông mới giảm hẳn.

Hãy nhìn sang nước Nhật, khi liên hoan họ cũng uống rất nhiều, say rất nhiều nhưng sau đó vui vẻ đi taxi, có cả loại taxi “cô tai”, tức là người lái xe sẽ dùng lái xe giúp về tận nhà, sau đó thanh toán dù phí cao nhưng chắc chắn sẽ hơn rất nhiều nếu xảy ra sự cố.

Sau vụ tai nạn thương tâm này hy vọng tất cả chúng ta cùng vào cuộc dẹp bỏ vấn nạn đáng lên án này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khi rượu, bia giết người tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714004752 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714004752 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10