Khi siêu thị không còn là “siêu nhân”

Diendandoanhnghiep.vn Việc rau sạch dỏm “biến hình” vào siêu thị đã cho thấy, chuỗi đầu vào nhập hàng cho đến sơ chế bán ra của một số siêu thị có “vấn đề”.

>>Chấn chỉnh vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng

Từ phản ảnh của phóng viên báo Tuổi trẻ về vấn đề này, với tư cách là nguyên uỷ viên Ban Chấp hành Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, tôi có một số ý kiến sau.

Xe Bách Hóa Xanh tới nhận nấm từ Đông A (ảnh lớn), nhiều loại nấm, rau cải, cà rốt... xuất xứ Trung Quốc bị xé bao bì đổi tên “tung” ra thị trường. Ảnh: Bông Mai

Xe Bách Hóa Xanh tới nhận nấm từ Đông A (ảnh lớn), nhiều loại nấm, rau cải, cà rốt... xuất xứ Trung Quốc bị xé bao bì đổi tên “tung” ra thị trường. Ảnh: Bông Mai

Thứ nhất, với bề dày kinh nghiệm nhiều năm về quản trị doanh nghiệp và trực tiếp kinh doanh siêu thị, qua sự việc rau sạch dỏm “biến hình” vào Winmart, Tiki ngon tại TP. HCM vừa bị phát hiện gần đây, thì ngày 21/9 lại phát hiện tại Bách Hoá Xanh đã cho thấy, chuỗi đầu vào nhập hàng cho đến sơ chế bán ra của một số siêu thị có “vấn đề”.

Chuỗi đó không được khép kín, không được kiểm tra thường xuyên, siêu thị không kiểm tra ngược trở lại chuỗi sản xuất theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM Về việc ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại trước đây và bây giờ đã sửa đổi đều quy định như vậy.

Thứ hai, việc này kéo dài quá lâu, như vậy vai trò của Giám đốc siêu thị, thanh tra công nhân siêu thị, kế toán siêu thị có vấn đề gì không? Rõ ràng, trực tiếp khâu nghiệp vụ nhận hàng là phải chịu trách nhiệm đầu tiên.

Trong khi, rau, thực phẩm sạch khó vào một số siêu thị do còn cửa quyền ép chiết khấu cao từ 25-30%, cộng với các chi phí khác làm cho người sản xuất không chịu nổi.

Vì vậy, mới xảy ra tình trạng 10 mớ rau sạch mới có 1 mớ vào đươc  siêu thị. Còn lại bán trôi nổi ở thi trường tự do lẫn rau không sạch. Chúng ta phải xem lai vấn đề này để khuyến khích sản xuất rau, thực phẩm sạch cho đa số người tiêu dùng được hưởng.

Để một sản phẩm hàng hoá lừa dối khách hàng, nếu siêu thị không biết thì lừa dối cả siêu thị dán mã, dán tem để bán với giá cao hơn, vì lợi nhuận mà bắt chấp tất cả.

Qua sự việc này tôi đề nghị cần phải xử lý nghiêm, từ đơn vị sản xuất đến siêu thị nếu phát hiện có sự “tiếp tay” cho họ, để làm gương cho các siêu thị khác. Bài học này không chỉ dành riêng cho Winmart mà còn cho tất cả các siêu thị trên toàn quốc.

Về Bách Hoá Xanh, ngày 21/9 đã đưa hàng Trung Quốc vào dán mã để tiêu thụ.  Trước đó, trong thời gian đại dịch Covid-19 năm 2021 cũng đã có ‘tật” lừa dối khách hàng và đã bị quản lý thị trường TP. HCM xử phạt, hiện đã phải đóng cửa hàng trăm cửa hàng để cơ cấu lại.

>>Thủ đoạn làm giả thuốc và thực phẩm chức năng thách thức giải pháp phòng ngừa

>>Việt Nam cần sớm quy định ngưỡng giới hạn ethylene oxide trong thực phẩm

>>Trung Quốc ra thông báo mới về kiểm tra COVID-19 với thực phẩm lạnh nhập khẩu

Qua đây cho thấy, khâu quản trị của Bách Hoá Xanh vẫn không được cải tiến và tiếp tục “sa lầy” vào những vấn đề này. Như vậy, con đường kinh doanh chụp giật, không quản lý, quản trị doanh nghiệp tốt thì chỉ có phá sản.

Từ hai vụ việc trên, Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, cơ quan quản lý thị trường, y tế, khoa học công nghệ… phải có những kế hoạch kiểm tra theo quy định của pháp luật đối với hệ thống siêu thị.

Chúng ta không nên nhìn siêu thị như “siêu nhân”, cái gì cũng tốt hết. Bởi từ các phát biểu của người tiêu dùng, họ rất đặt niềm tin vào siêu thị, tại đây có biển, nhãn hiệu, mã vạch… nhìn có vẻ hiện đại, sáng sủa, có thương hiệu, thậm chí như Bách Hoá Xanh doanh số bán hàng lên đến hàng nghìn tỷ đồng tại mấy trăm điểm bán hàng. Với Winmart cũng như vậy.

Do đó, trong việc này theo tôi các cơ quan quản lý cũng phải có trách nhiệm, đặc biệt với các cơ quan quản lý tại địa phương. Tôi còn nhớ, có thời kỳ Bách Hoá Xanh vi phạm, một quản lý thị trường có nói: “Đã kiểm tra tại đây và nhận thấy chưa có vấn đề gì”. Nhưng sau khi dư luận nêu ra thì mới đi xử phạt một vài điểm.

Như vậy, vai trò quản lý nhà nước phải có ở đây, trong quyết định 1371 của Bộ Công Thương có giao trách nhiệm cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, phải làm như thế nào để không gây phiền hà cho doanh nghiệp, nhưng chắc chắn phải kiểm tra giá cả niêm yết, giá cả hợp lý, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm…

Hiện nay có khá nhiều siêu thị hay cửa hàng tự chọn (siêu thị mini) bọc hàng hoá thức ăn trong các hộp xốp sau đó dán kín ni lông rồi dán mã vạch để bán cho khách.

Rau củ được Công ty Trình Nhi mua ở chợ, sơ chế, dán nhãn VietGAP rồi bán cho siêu thị Winmart. Ảnh: Bông Mai

Rau củ được Công ty Trình Nhi mua ở chợ, sơ chế, dán nhãn VietGAP rồi bán cho siêu thị Winmart. Ảnh: Bông Mai

Trong 8 quyền lợi của khách hàng theo tôi là đã bị vi phạm. Vì ai dám bóc ra để kiểm tra cụ thể, mua về nếu bị hỏng mà nộp đơn đi khiếu nại thì không biết đến bao giờ mới được đền bù, có khi “được vạ thì má đã sưng”.

Cho nên, ngay tổ chức kỹ thuật thương mại trong một số siêu thị phải xem lại, công khai, dân chủ, minh bạch, người tiêu dùng biết, kiểm tra, xem xét hàng hoá ưng ý thì mới được mua, còn với cách bán hàng kiểu “ú tim” như vậy thì không ổn.

Nhiều mặt hàng, như mít, ổi, xoài… cắt ra từng miếng sau đó dán mã vạch rồi mang ra bán, mà không biết địa chỉ các hàng hoá này ở đâu. Trong khi chúng ta đang khuyến khích truy xuất nguồn gốc, theo tôi phải “truy” cho đến cùng những đơn vị kinh doanh coi thường pháp luật và vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.

Thứ ba, quy định của Bộ Y tế là hậu kiểm, nhưng với những mặt hàng ăn uống theo tôi là “không ổn”. Đơn cử, vụ pate Minh Chay cách đây vài năm sau khi xảy ra ngộ độc thì tất cả mới “vỡ oà” và cuống cuồng đi xử lý. Tuy nhiên, lúc này đã quá muộn. Tôi đề nghị, những gì chúng ta đã quy định nhưng nhận thấy không đúng thì phải quy định lại, miễn sao kiểm soát tiền kiểm phải nhanh không gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Như vậy, theo tôi những mặt hàng thiết yếu, như rau, thịt, cá, củ, quả… thì phải tiền kiểm. Nếu hậu kiểm những mặt hàng này là chúng ta đã vô tình “vẽ đường cho hươu chạy”. Những ai có tư tưởng kinh doanh gian dối sẽ “vùng dậy”.

Thứ tư, trong quản lý siêu thị nói riêng, quản lý bán lẻ nói chung, hiện nay chỉ có 15% hàng tươi sống bán tại siêu thị. Chỉ những người có thu nhập cao mới dám vào siêu thị để tin tưởng.

Còn lại 85% dân số vẫn mua ngoài chợ vì giá rẻ hơn siêu thị từ 30 đến 40%. Trừ thuế VAT cho siêu thị nhưng vẫn có một số siêu thị vẫn đắt hơn 20-30%. Nguy hại nhất ở con số 85% là niêm yết giá, hoá đơn, chứng từ, sổ sách ghi chép gần như không có, gần như bị “buông lỏng”.

Tôi đã từng nhiều lần đề cập, đối với “mặt trận” chợ, bán lẻ Việt Nam đã “bỏ quên” rất lâu, từ đầu tư cơ sở vật chất đến công tác quản lý. Khi còn làm lãnh đạo Sở Thương mại Hà Nội, tôi đã từng phát động phong trào ở Hà Nội: “Chợ an toàn, văn minh, hiệu quả”. Có từ chiếc cân “đối chứng” ở cổng chợ, nhưng hiện nay đã bỏ hết.

Ngoài mối lo hạ tầng chợ thì điều đáng ngại nhất là các mặt hàng thiết yếu thực phẩm trong chợ đối với doanh nghiệp. Chính phủ đã nhấn mạnh, rau sạch, thịt sạch là để cho đại đa số mọi người ăn. Vậy, yêu cầu này đã đạt được chưa?

Một mặt, rau sạch rất khó vào siêu thị, mặt khác ngoài chợ thì lại “buông lỏng”. Tôi tự đặt câu hỏi: “Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ bảo vệ ai”? Qua câu chuyện của  Winmart, Tiki và Bách Hoá Xanh chúng ta phải mở rộng ra công tác quản lý nhà nước.

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương cùng nhau bàn cách quản trị an toàn thực phẩm, quản trị chuỗi cung ứng cho hệ thống thương mại văn minh và hệ thống bán lẻ truyền thống, như chợ, cửa hàng tạp hoá… tốt hơn nữa. Với mục đích tối thượng là bảo vệ 8 quyền lợi của người tiêu dùng.

Thứ năm, các hiệp hội, như Hiệp hội bán lẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng… cần sớm kiểm tra lại và tỏ rõ chính kiến của mình về sự việc không mong muốn như báo chí đã nêu.

Nhân câu chuyện này chúng ta phải nói rộng hơn, sâu hơn, xa hơn. Tôi muốn nhấn mạnh, các cơ quan chức năng phải đặt kế hoạch trong một vài năm tới vấn đề này sẽ chuyển biến như thế nào? Chúng ta phải làm chắc chắn và bài bản ngay từ bây giờ, nếu lơ là hay buông lỏng là thiếu trách nhiệm với nhân dân và người tiêu dùng.

Có thể, phải dấy lên một phong trào để bảo vệ người tiêu dùng một cách đầy đủ về giá cả và chất lượng. Đặc biệt, với những kênh bán hàng văn minh, hiện đại như siêu thị. 

Ngày 21/9, qua thông tin báo chí cho biết, Công ty CP Sản xuất thương mại Đông A (TP Thủ Đức, TP.HCM) nhập nấm có xuất xứ từ Trung Quốc về xé bỏ bao bì, gắn mác VietGap rồi phân phối tại hệ thống Bách Hóa Xanh.

Trước đó, báo chí cũng đưa tin về Công ty TNHH nông sản Trình Nhi (còn gọi là Trình Nhi Foods, TNFoods), có nhà máy tại lô F2, Khu công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng bán rau sạch rởm 'biến hình' vào Winmart, Tiki ngon. Đặc biệt, trên tem của đơn vị này còn có logo biểu thị rau củ đạt chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành).

 

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khi siêu thị không còn là “siêu nhân” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714008669 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714008669 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10