Khơi dậy khát vọng khởi nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Ngô Thị Minh nhấn mạnh: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là kết quả của một tiến trình đổi mới giáo dục đào tạo từ phổ thông đến cao đẳng, đại học.

Năm 2017, Thủ thướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Bộ GDĐT là đơn vị chịu trách nhiệm triển khai đề án.

- Xin Thứ trưởng chia sẻ về chương trình hỗ trợ và thúc đẩy học sinh, sinh viên triển khai dự án khởi nghiệp mà Bộ đã triển khai trong những năm qua?

Từ năm 2018, Bộ GDĐT tổ chức Cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp (SV- STARTUP) với trọng tâm là Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học, giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực. Tham dự cuộc thi, các học sinh được thể hiện ý tưởng, tìm kiếm cơ hội để biến ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của mình thành hiện thực. Đồng thời là môi trường quan trọng để kết nối “3 nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp.

Bộ GDĐT đã ban hành một số cơ chế, chính sách, hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án khởi nghiệp của sinh viên và các cơ sở giáo dục. Phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư 126/2018/TT-BTC về hướng dẫn nguồn kinh phí sự nghiệp triển khai Đề án 1665.

- Đâu là nguồn lực lớn nhất và mục tiêu đặt ra đối với học sinh, sinh viên từ đề án này, thưa Thứ trưởng?

Mục tiêu quan trọng nhất của Đề án đặt ra đó chính là thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Nguồn lực lớn nhất của các học sinh, sinh viên chính là ý tưởng mới, tư duy sáng tạo. Vì vậy, việc tích cực, chủ động tìm hiểu thông tin, nhất là tham gia cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp sẽ mang lại nhiều cơ hội để các bạn cọ sát với những người cùng đam mê, với các doanh nghiệp và trường đại học, viện nghiên cứu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V năm 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V năm 2023.

- Xin Thứ trưởng chia sẻ về kết quả đã đạt được của Đề án 1665 sau 5 năm triển khai?

Sau 5 năm thực hiện, Đề án 1665 đã đạt được nhiều kết quả tích cực: các cơ sở giáo dục đã có sự thay đổi về nhận thức trong công tác khởi nghiệp của học sinh, sinh viên, các dự án khởi nghiệp được nhà trường đầu tư kinh phí tăng lên; nhiều doanh nghiệp quan tâm đến các dự án của học sinh, sinh viên và sẵn sàng tham gia đầu tư cho các dự án; nhiều cơ sở giáo dục đại học đưa nội dung khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn tăng từ 30% cuối năm 2020 lên 48% cơ sở đào tạo vào cuối năm 2022.

Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp đã thu hút trên 4.000 ý tưởng, dự án khởi nghiệp. Nhiều dự án được đánh giá cao trong các cuộc thi khởi nghiệp quốc tế như Cuộc thi Company of The Year, International Trade Challenge do tổ chức Junior Achievement khởi xướng.

Đến nay, Việt Nam có trên 60 quỹ đầu tư mạo hiểm, hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp thành công và gần 100 trường đại học đã đưa khởi nghiệp thành một môn học. Nhiều cơ sở đào tạo có quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Có 98 vườn ươm khởi nghiệp trong trường học; 200 cán bộ tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo; 60% các trường thành lập được các câu lạc bộ khởi nghiệp; 90 cơ sở đào tạo đã bố trí được các không gian chung hỗ trợ khởi nghiệp dành cho học sinh, sinh viên. 45 cơ sở đào tạo (chiếm 25%) đã thành lập được các trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Trong đó, 10 trung tâm đã và đang thực hiện việc ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp của sinh viên.

Bộ GDĐT hỗ trợ 10 địa phương tổ chức thí điểm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục phổ thông; hỗ trợ 23 cơ sở giáo dục đại học tổ chức thí điểm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp; ký kết với 8 doanh nghiệp đồng hành trong việc huy động nguồn lực triển khai Đề án 1665 giai đoạn 2 (năm 2022-2025). Tỷ lệ sinh viên tham gia khởi nghiệp bằng cách thành lập doanh nghiệp sau 5 năm được duy trì ở mức cao trên 7%/năm.

Phong trào khởi nghiệp đã lan tỏa rộng khắp từ thành phố đến nông thôn và đến tận các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tinh thần doanh nhân, khát vọng khởi nghiệp bắt đầu khởi sắc ở hầu hết các tầng lớp, người dân, nhất là trong giới trẻ, học sinh, sinh viên.

- Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khơi dậy khát vọng khởi nghiệp tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714325670 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714325670 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10