Khởi nghiệp

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÙNG: Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái

Đình Đại 20/12/2024 14:39

Tinh thần quyết tâm, đoàn kết sẽ tiếp tục tiếp lửa cho phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của vùng ĐBSCL nói riêng và của Việt Nam nói chung ngày càng phát triển.

toan

Để đồng hành cùng chính quyền các tỉnh/thành phố trong việc thu hút các nguồn lực hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương; Kết nối thành tố nhằm thúc đẩy và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Diễn đàn thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng, đây là một sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội Đổi mới sáng tạo tỉnh Bến Tre năm 2024 với chủ đề: Đổi mới sáng tạo hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long...

odung.jpg

Điều phối phiên thảo luận, nhà báo Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp khẳng định: Với thực tế hiện nay, đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, hành trình ấy dù còn nhiều thách thức, nhưng Ban tổ chức chương trình hy vọng với các gợi mở của các chuyên gia qua các phiên thảo luận và sự vào cuộc mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh, thành phố sẽ giúp các địa phương tìm ra hướng phát triển cho tỉnh mình.

ong Hieu

TS Từ Minh Hiệu - Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp Quốc gia (NSSC), Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ-NATEC - Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định:

Mô hình startup, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là mô hình kinh doanh mới, tạo ra giá trị cao hơn về môi trường, về phát triển cộng đồng chứ không đơn thuần là phát triển kinh tế; điều này khác cơ bản so với mô hình khởi nghiệp truyền thống.

Khởi nghiệp địa phương cần 3 yếu tố quan trọng nhất: Thứ nhất, sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương. Thứ hai, yếu tố con người: người triển khai, người hỗ trợ các hoạt động; kết nối hoạt động... Thứ ba, cần "hạt giống" khởi nghiệp, cần tinh thần và văn hoá khởi nghiệp.

Ông Từ Minh Hiệu chia sẻ thêm, chúng ta cũng đặt ra vấn đề về liên kết nguồn lực như thế nào khi các tổ chức khác nhau cùng hợp lực lại, để các nguồn lực không bị trùng lặp và sử dụng một cách hiệu quả. Đồng thời, tạo thành mạng lưới bởi vì khởi nghiệp sáng tạo rất khó khăn, phải trải qua nhiều giai đoạn, từ hạt giống, ý tưởng ban đầu đến hình thành phát triển doanh nghiệp, sau đó là mở rộng. Trong chuỗi hành trình đó các startup không thể đứng một mình.

Chính vì vậy, mô hình hỗ trợ khởi nghiệp thế giới tiên tiến như các chương trình ươm tạo thúc đẩy kinh doanh thì đều cần nguồn lực cả bên trong và bên ngoài hỗ trợ từ câu chuyện liên quan đến hoàn thiện mô hình kinh doanh hỗ trợ nguồn lực kể cả về tài chính từ cho vay thậm chí là hỗ trợ tài chính không hoàn lại rồi đầu tư mạo hiểm đều là sự liên kết các nguồn lực với nhau.

“Ngoài ra, chúng tôi cũng kết nối các nguồn lực đặc biệt là quốc tế thông qua các hoạt động như Techfest, đưa các startup của Việt Nam đi thi ở các đấu trường quốc tế, kết nối các mạng lưới tri thức kiều bào phối hợp với Bộ Ngoại giao, để hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, hay việc kết nối với hàng chục đối tác quốc tế khác nhau.

othang.jpg

Đồng quan điểm, TS. Đàm Quang Thắng – Chủ tịch Hội đồng Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp ĐMST Quốc gia (VSMA), Giám đốc vườn ươm doanh nghiệp BizCare Space nhận định: Tăng cường nhận thức cộng đồng khởi nghiệp là yêu cầu bắt buộc của mọi hệ sinh thái.

"Khởi nghiệp hướng đến cộng đồng là một xu thế tất yếu vì bản chất của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là phục vụ cộng đồng tạo ra các giá trị gia tăng và bền vững cho xã hội, đất nước", ông Thắng nhận định. Trong đó, kinh tế là yếu tố cần thiết để tồn tại và nhân rộng, nhưng giải quyết vấn đề xã hội mới là mục tiêu đích của một doanh nghiệp xã hội.

Đến nay, cộng đồng đã thừa nhận đây là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Bên cạnh sự gia tăng về số lượng, tinh thần doanh nhân xã hội đã bắt đầu lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Theo ông Thắng, bên cạnh những cái rất quan trọng liên quan đến trình độ công nghệ của các nguồn lực khác thì doanh nghiệp chiếm vai trò đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp vừa là những người cố vấn rất tốt, huấn luyện rất tốt, đồng thời cũng là những người đầu tư. Doanh nghiệp chính là người mua hàng của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Bên cạnh đó, những chuyên gia cố vấn, những doanh nghiệp lớn sẵn sàng đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đều là nền tảng để chúng ta xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đổi mới sáng tạo được coi là động lực quan trọng để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao năng lực nghiên cứu về đổi mới sáng tạo. Đồng thời, cần giải quyết các khó khăn về cơ chế và chính sách để thúc đẩy phát triển đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, đáp ứng các thách thức thực tiễn trong tương lai.

ovan.jpg

Ông Huỳnh Thanh Vạn - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sfurniture cũng khẳng định vai trò của doanh nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp

Ông Vạn khẳng định: doanh nghiệp cũng là một thành tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp (cả quốc gia và địa phương).

Ở vai trò một nhà cố vấn, họ sẽ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) định hình rõ hơn con đường đi của mình, dựa trên sản phẩm, thị trường, khách hàng, chiến lược phát triển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có tác động trong việc đặt hàng, hỗ trợ quảng cáo, trao đổi nhân lực...

Các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn đi trước thường có những thế mạnh về kinh nghiệm quản lý, quản trị, thị trường có tiềm năng, vốn đầu tư, có thể dẫn dắt các doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp khởi nghiệp rất cần những yếu tố này nhưng còn khá yếu.

Ông cho rằng để hình thành một hệ sinh thái cần có sự hỗ trợ, đầu tư của doanh nghiệp đối với các startup.

“Tôi cảm thấy đến nay cộng đồng doanh nghiệp ít được coi trọng như là một thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tôi rất mong các nhà hoạch định chính sách khởi nghiệp cần đánh giá đúng vai trò của các doanh nghiệp đi trước trong thành phần hệ sinh thái khởi nghiệp. Vấn đề này tôi cũng đã nói rất nhiều lần và rất mong vai trò của chúng tôi được đặt đúng vị trí của mình để sẵn sàng tham gia vào cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các bạn startup nhiều hơn” - ông Vạn nhấn mạnh.

ong Tan

TS. Nguyễn Văn Tân – Trưởng khoa Quản trị và Kinh doanh Quốc tế, trường ĐH Lạc Hồng, thành viên Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia - VSMA chia sẻ:

Tôi tin rằng các bạn trẻ hiện nay đang có rất nhiều ý tưởng kinh doanh độc đáo và sáng tạo. Họ tiếp cận được các chương trình đào tạo bài bản. Họ có tinh thần đổi mới, tìm tòi và sáng tạo để đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới, giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, đồng thời tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội.

Tuy nhiên, để một dự án khởi nghiệp thành công và trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh, có một số yếu tố tiên quyết như sau:

Một là, ý tưởng kinh doanh độc đáo và có giá trị thực cho khách hàng: Điều này giúp dự án khởi nghiệp khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Hai là, mô hình kinh doanh bền vững và có tính khả thi: Dự án khởi nghiệp cần phải có một mô hình kinh doanh bền vững và có tính khả thi để có thể duy trì hoạt động và phát triển trong thời gian dài.

Ba là, đội ngũ sáng lập và nhân viên tài năng và đam mê: Điều này giúp dự án khởi nghiệp có sức mạnh và năng lượng để vượt qua các thử thách và phát triển.

Bốn là, kế hoạch kinh doanh chính xác và hiệu quả: Dự án khởi nghiệp cần phải có một kế hoạch kinh doanh chi tiết và hiệu quả để phát triển tăng trưởng và đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng.

Năm là, tài chính và quản lý tài chính hiệu quả: Dự án khởi nghiệp cần phải có một quản lý tài chính hiệu quả để đảm bảo nguồn vốn và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.

Ngoài ra, sự kiên trì, kiên nhẫn, sáng tạo, tinh thần đổi mới và khả năng thích nghi với thị trường cũng là yếu tố quan trọng để một dự án khởi nghiệp có thể thành công và phát triển.

ba Nhu

Lê Phạm Quỳnh Như - Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sĩ -Swiss Entrepreneurship Program chia sẻ:

Với vai trò là tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp của Thụy Sĩ, chúng tôi tập trung vào nâng cao năng lược cho các đơn vị, doanh nghiệp, các chương trình tăng tốc, các vườn ươm và các quỹ đầu tư... Quan điểm của Swiss EP Việt Nam về phát triển bền vững là quan trọng, bởi thứ nhất là về sự cấp thiết cũng như cần thiết đặc biệt đối với tỉnh Bến Tre, một tỉnh của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, địa phương đã và đang chịu ảnh hưởng rất nặng nề của biến đổi khí hậu.

Bà Như khẳng định: "Swiss EP tin rằng, với sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, ban ngành, phần phát triển bền vững sẽ là yếu tố rất quan trọng trong chiến lược đột phá của Bến Tre. Tiếp theo là về ý thức của cộng đồng cũng như yêu cầu của thị trường hiện nay cũng rất quan tâm đến phát triển bền vững. Những cái chính sách liên quan đến ESG về môi trường về xã hội hay là về quản trị doanh nghiệ cũng đang trở thành một trong những yếu tố bắt buộc đối với các doanh nghiệp để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường".

Phát triển bền vững thì sẽ phải đi đôi với đổi mới sáng tạo, đây là quan điểm mà Swift EP đang theo đuổi. Khi tương tác với các hệ sinh thái, chúng tôii tin rằng yếu tố quan trọng nhất là xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững có yếu tố đổi mới sáng tạo là phải xây dựng được một hệ sinh thái gắn với hướng phát triển của tỉnh.

Đặc biệt, Bến Tre có thế mạnh về dừa cũng như những nguồn năng lượng xanh. Do đó, có thể phát triển kèm theo hướng kinh tế xã hội đó thì sẽ là một yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Bến Tre.

oson.jpg

Ông Nguyễn Trúc Sơn – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre cho biết: Đối với hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Bến Tre đã thực hiện từ năm 2016, đây là chủ trương của Tỉnh ủy. Lúc đó, Tỉnh ủy đã ban hành các chính sách quan trọng, trong đó có chính sách khởi nghiệp để giảm nghèo cho thanh niên, và các cá nhân có mong muốn tìm kiếm việc làm để tạo sinh kế, với mục tiêu là tăng số lượng doanh nghiệp. Sau khi tổng kết, kết quả cũng khá tích cực.

Sau đó, Bến Tre chuyển sang giai đoạn 2 là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, với mục tiêu tập trung vào chất lượng chứ không chạy theo số lượng. Tập trung thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chương trình khởi nghiệp để giảm nghèo được tỉnh tách riêng. Trong giai đoạn này, tỉnh đặt mục tiêu phát triển 100 doanh nghiệp dẫn đầu về từng phân khúc, quy mô...

Nêu lý do vì sao Bến Tre tập trung vào thị trường Halal, ông Sơn cho biết, thị trường Halal là một thị trường rất tiềm năng, với quy mô gần gần 10.000 tỷ đô la, trong khi đó, thị trường công nghệ số chỉ có 2.000 tỷ đô la. Thị trường này hầu như cũng rất hiếm có doanh nghiệp quan tâm, trừ các doanh nghiệp đã có đầu tư vào thị trường này.

“Bến Tre với truyền thống xuất khẩu sản phẩm từ dừa từ rất sớm. Người dân Halal phần lớn là người Hồi giáo, nên trong tháng Ramadan, họ sử dụng rất nhiều sản phẩm từ dừa của Bến Tre. Chúng tôi đang có sản phẩm, trong khi Halal là một thị trường lớn và rất tiềm năng, do đó, các doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội để xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang thị trường này. Ngoài ra, chúng tôi còn xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, châu Mỹ, Bắc Mỹ...”, ông Nguyễn Trúc Sơn chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÙNG: Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO