Sau khi xuất hiện phiên giao dịch khớp lệnh kỷ lục 100 triệu cổ trong phiên giao dịch đầu tháng 3, nhà đầu tư nước ngoài liên tục đổ tiền mua STB...
Kết phiên giao dịch ngày 9/4, tổng khối lượng STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE) khớp lệnh đạt 25 triệu cổ phiếu, trong đó khối ngoại mua ròng 1,7 triệu cổ phiếu tương đương giá trị gần 30 tỷ đồng. Trong 4 phiên đầu tháng 4, nhà đầu tư ngoại mua ròng tổng số 8,7 triệu cổ phiếu STB, tương đương giá trị gần 198,4 tỷ đồng.
Riêng ngày 30/3, khối ngoại mua ròng hơn 3,6 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 71,2 tỷ đồng và tiếp tục mua ròng hơn 1,6 triệu cổ phiếu, tương đương 35 tỷ đồng. Lũy kế từ phiên 30/3, nhà đầu tư ngoại đã mua ròng liên tiếp 6 phiên với tổng khối lượng gần 15 triệu cổ phiếu STB, tương đương giá trị hơn 400 tỷ đồng. Cùng với giao dịch của khối ngoại thanh khoản cổ phiếu STB bình quân hơn 50 triệu đơn vị mỗi phiên. Riêng phiên 30/3, cổ phiếu STB , với khối lượng khớp lệnh kỷ lục gần 100 triệu đơn vị, giá trị giao dịch hơn 1.800 tỷ đồng. Theo đà giao dịch sôi động và lực mua ròng lớn, tính từ đầu năm, giá cổ phiếu STB tăng gần 22%.
Vậy khối ngoại là nhà đầu tư nào mua nhiều cổ phiếu STB đến vậy? Đến nay, đây vẫn là bí ẩn đối với giới đầu tư trong nước. Có nhiều đồn đoán rằng khối ngoại chính là một quỹ hoán đổi danh mục (ETF) có tên là Fubon FTSE Vietnam ETF. Chỉ số tham chiếu của quỹ là FTSE Vietnam 30 Index. Theo công bố, quỹ mới này sẽ huy động vốn từ ngày 24/3.
Fubon FTSE Vietnam ETF thuộc Tập đoàn Fubon Financial Holdings đến từ Đài Loan. Đây là một đại gia tài chính. Tại ngày 39/9/2020, tổng tài sản của Fubon Financial Holdings 8.957 tỷ Tân Đài tệ (313 tỷ USD), đứng thứ hai về quy mô tài sản trong số các công ty tài chính tại Đài Loan. Tuy nhiên theo danh mục mà Fubon công bố thì tỷ trọng quỹ này mua vào cổ phiếu STB chỉ chiếm 2,12% trong rổ VN30. Trong khi đó cho đến nay khối lượng tiền ngoại đổ vào STB tiếp tục tăng mạnh.
Hiện tại thời điểm này room ngoại của STB chỉ còn 13,8%. Thống kê cho thấy ngày 1/4 khối ngoại mua cổ STB chiếm 11,4% giao dịch mua trên toàn thị trường; Ngày 2/4 khối này tiếp tục mua chiếm tỷ lệ giao dịch 6,73% toàn thị trường; Ngày 5/4 là 5,96% và ngày 9/4 chiếm tỷ lệ 7%. Điều này cho thấy sức nóng của cổ phiếu STB. Đây cũng cổ phiếu duy nhất trong rổ VN30 có thị giá dưới 3x. Và STB cũng có một nhà đầu cá nhân nắm giữ trên 4% cổ phiếu STB chính là ông Trầm Trọng Ngân, với tỷ lệ 4,73%.
Năm 2021, STB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Tổng tài sản đến cuối năm ở mức 533.300 tỷ đồng, cao hơn 8% so với 2020, dư nợ tín dụng tăng 9% lên 372.000 tỷ đồng và vốn huy động tăng 9% lên 485.500 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
Doanh số thu hồi và xử lý nợ xấu của STB trong năm qua đạt hơn 15.200 tỷ đồng. Trong đó, đã thu hồi 8.200 tỷ đồng các khoản thuộc Đề án tái cơ cấu STB sau khi sáp nhập thêm Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank).
Tính từ năm 2017 đến nay, STB đã xử lý gần 47.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng thuộc đề án tái cấu trúc, đưa tỷ lệ tài sản tồn đọng giảm xuống dưới 9%.
Sau khi trừ trích các quỹ, lợi nhuận hợp nhất giữ lại lũy kế của Sacombank gần 6.496 tỷ đồng. Ngân hàng dự kiến sử dụng toàn bộ phần lợi nhuận này để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ đáp ứng kỳ vọng của cổ đông và đang chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch Sacombank tại lễ ký hợp tác toàn diện với Bamboo Airways: "Hai thương hiệu, triệu giá trị"
11:10, 09/04/2021
Số hóa quy trình đăng ký trở thành đơn vị chấp nhận thẻ của Sacombank
15:00, 06/04/2021
Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm của Sacombank
15:30, 02/04/2021
Mở thẻ Visa- nhận quà ưu đãi với Sacombank
15:26, 01/04/2021