Hành lang pháp lý cho việc xã hội hóa y tế chưa rõ ràng, còn nhiều rào cản sẽ dẫn đến rủi ro cho cả bệnh viện lẫn đơn vị tư nhân tham gia.
Là một trong những quốc gia tốc độ già hóa nhanh, Việt Nam có nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên dự kiến sẽ tăng 2,5 lần vào năm 2050. Điều này khiến tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam tăng mạnh từ 46% vào năm 1990 lên tới 74% vào năm 2017.
Xã hội hoá y tế
Không dừng lại ở việc đáp ứng đủ, y tế Việt Nam còn phải không ngừng nâng cao về chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, giống như các lĩnh vực khác, ngành y tế phải đối mặt với bài toán cân đối giữa nhu cầu đầu tư và dư địa tài chính có sẵn. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã rất coi trọng nguồn lực tư nhân bằng việc yêu cầu Bộ Y tế và các bệnh viện có trách nhiệm huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân thông qua Nghị quyết số 18/2008/QH12 về đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế.
Thực tế, sau một thời gian triển khai Chính sách xã hội hóa y tế đã mang lại nhiều kết quả tích cực, làm thay đổi sâu sắc hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam. Nhờ các kỹ thuật mới, trang thiết bị hiện đại được áp dụng góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đưa trình độ y tế Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực, đặc biệt giúp người dân được tiếp cận y tế kỹ thuật cao, hiện đại ngay trong nước.
Ông Đỗ Văn Cảnh, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang chia sẻ: Với việc triển khai xã hội hoá y tế, không thể phủ nhận rằng, hệ thống chụp cắt lớp vi tính mới đi vào hoạt động đã góp phần nâng cao chất lượng y tế của khoa Chẩn đoán hình ảnh nói riêng và của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang nói chung. Việc được tiếp cận và vận hành một trong những hệ thống y tế tiên tiến nhất trên thế giới giúp cho đội ngũ y bác sĩ sớm phát hiện ra các bệnh lý phức tạp, đưa ra chuẩn đoán và điều trị kịp thời, chính xác cho người dân địa phương.
Ông Ma Hoàng Mậu, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang nhận định: Nếu chỉ trông chờ vào nguồn lực của bệnh viện hay sự hỗ trợ từ phía nhà nước thì việc nâng cấp trang thiết bị y tế cũng như dịch vụ y tế có thể sẽ không bắt kịp được nhu cầu khám chữa bệnh. Nhờ chủ trương xã hội hoá mà y tế ngày càng phát triển, hiện đại, theo kịp sự phát triển, tiến bộ của y tế thế giới.
Khơi thông nguồn lực
Theo ông Nguyễn Huy Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Việt Nhật: Nắm bắt chủ trương của nhà nước cũng như nhìn nhận rõ ràng về nhu cầu khám chữa, tính đến cuối năm 2020 Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC) đã tham gia 55 dự án xã hội hóa y tế, cung cấp và lắp đặt hơn 70 trang thiết bị tại 20 tỉnh thành trên cả nước. Mỗi năm các trang thiết bị xã hội hóa này hỗ trợ khoảng 960.000 lượt khám chữa bệnh của người dân. Luôn tuân thủ và chấp hành các quy định được ban hành, JVC mong muốn góp một phần nhỏ bé phát triển hạ tầng y tế Việt Nam, qua đó giúp người dân Việt Nam dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí hợp lý nhất.
Tuy vậy, gần đây giữa những lùm xùm và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tiến trình xã hội hóa y tế gần như bị đình trệ. Các hoạt động mua sắm, nâng cấp trang thiết bị, dịch vụ của toàn ngành gần như đóng băng, bất chấp nhu cầu về tầm soát và khám chữa bệnh của người dân tăng cao. Tình trạng này không chỉ là “nút tạm dừng” mà với đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo, có tay nghề cao, nhạy bén và sáng tạo thì việc không được tiếp cận với các công nghệ, kỹ thuật, trang thiết bị tốt sẽ rất dễ lâm vào tình trạng tụt hậu.
Ông Nguyễn Huy Tuấn cho rằng: Y tế là lĩnh vực đầu tư dài hạn tạo giá trị cho xã hội. Đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực y tế sẽ góp phần giảm tải cho ngân sách nhà nước, ưu tiên nguồn vốn ngân sách đầu tư cho các lĩnh vực cấp thiết khác. Đồng thời, sẽ giúp cho các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có cơ hội tiếp cận với các trang thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân địa phương và giảm tải cho các bệnh viện trung ương.
Bên cạnh đó, xã hội hoá y tế cũng sẽ giúp cho các bác sĩ tuyến cơ sở nâng cao tay nghề, người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao, chi phí hợp lý mà không cần phải ra nước ngoài. Tuy nhiên, hành lang pháp lý cho việc xã hội hóa y tế chưa rõ ràng, còn nhiều rào cản, dẫn đến rủi ro cho cả bệnh viện lẫn đơn vị tư nhân tham gia. Sau những bất cập đã xảy ra, mong rằng trong thời gian không xa, hành lang pháp lý sẽ được làm rõ hơn, cụ thể hơn để các đơn vị tư nhân với lợi thế và nguồn lực sẵn có được góp phần vào quá trình nâng cấp hạ tầng y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa và giảm tải cho ngân sách nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
Xã hội hóa y tế là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước
00:00, 07/11/2014
Tự chủ bệnh viện và lỗ hổng xã hội hóa dịch vụ công: Quản giá là tiên quyết
15:15, 02/10/2020
Tự chủ bệnh viện và lỗ hổng xã hội hóa dịch vụ công: Khoảng trống pháp lý
21:00, 01/10/2020
Tự chủ bệnh viện và lỗ hổng xã hội hóa dịch vụ công: Hủy hoại kinh tế thị trường?
06:24, 30/09/2020
Tự chủ bệnh viện tác động ra sao tới người bệnh?
01:23, 01/09/2019