Tự chủ bệnh viện và lỗ hổng xã hội hóa dịch vụ công: Quản giá là tiên quyết

Diendandoanhnghiep.vn Nói là tự chủ bệnh viện nhưng  mới "mở cửa" tự chủ tài chính hoàn toàn.

PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Đại biểu Quốc hội - Phó Trưởng Bộ môn Phân tích chính sách tài chính, Khoa Tài chính Công, Học viện Tài chính cho biết khi trao đổi với DĐDN.

Hiện cả nước có BV Bạch Mai, BV K trung ương, BV Chợ Rẫy và BV Việt Đức được tự chủ hoàn toàn trong mua sắm trang thiết bị, không phải báo cáo và không phải đợi Bộ Y tế thẩm định.

- Quyền tự chủ đối với các bệnh viện công được coi là chủ trương đúng đắn để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhưng không phải là không có “cái khó”, thưa ông?

Đúng vậy, việc được giao quyền tự chủ sẽ giúp các bệnh viện chủ động hơn trong việc mua sắm thiết bị y tế nhưng có thể sẽ xảy ra tình trạng "thổi giá" thiết bị nếu không có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Hơn nữa, thiết bị y tế không phải là mặt hàng quản lý giá, không phải kê khai giá như đã áp dụng với mặt hàng thuốc nên vừa qua, có hiện tượng thiết bị mua bán lòng vòng qua các công ty, giá bị đẩy lên cao và vẫn được thẩm định.

Đến nay, Bộ Y tế chưa có trang điện tử công bố giá trúng thầu các thiết bị có chức năng, chủng loại, cấu hình tương tự... để các bệnh viện, đơn vị y tế mua sắm có cơ sở để tham khảo.

Theo tôi, nếu chỉ cho phép tự chủ hoàn toàn về tài chính để vận hành một bộ máy bệnh viện thì chưa đủ mà cần phải có nhiều tự chủ khác.

Ví dụ hiện nay hầu như các cơ sở y tế đều tích lũy một khoản quỹ phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên để được sử dụng khoản quỹ này buộc phải xin ý kiến với quy trình khó khăn.

- Vậy là “cái khó” sẽ bó “cái khôn”, thưa ông?

Cũng không hẳn, điều khó nhất của các đơn vị công hiện nay là xác định quyền và giá trị pháp nhân tham gia liên doanh liên kết. Những vấn đề đó chưa có quy định cụ thể dẫn đến “kẽ hở” để đối tác nâng giá.

Thứ hai, liên quan liên quan đến giá dịch vụ, kể cả liên doanh liên kết nhưng vẫn thuộc lĩnh vực dịch vụ công cung cấp. Về nguyên tắc phải khống chế, nhưng hiện nay chưa có quy định rõ ràng.

Tuy nhiên, thiết bị giá cao nhưng nếu khống chế giá dịch vụ cung cấp thì doanh nghiệp khi tính toán thấy không có lợi chắc chắn họ sẽ không làm.

- Giải pháp theo ông sẽ là?

Cấp thiết hiện này cần xây dựng khung giá chung cho các dịch vụ khám chữa bệnh.

Đặc biệt, hai vấn đề lớn nhất cần giải quyết: Thứ nhất, xây khung giá bắt buộc cho các dịch vụ, xây dựng các quy trình, quy chế để kiểm soát, tránh sự lạm dụng cũng như có mức giá phù hợp, đúng quy định. Dù thiết bị có nhập khẩu đắt đến đâu cũng chỉ được để tối đa theo khung giá ban hành. Thứ hai, cần đưa ra khung giá dịch vụ công để nhà đầu tư cân nhắc trước khi đầu tư.

- Xin cảm ơn ông.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tự chủ bệnh viện và lỗ hổng xã hội hóa dịch vụ công: Quản giá là tiên quyết tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714400721 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714400721 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10