Khơi thông nhu cầu về trái phiếu doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Cần quy định rõ trách nhiệm của các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, quỹ tín thác tư vấn hỗ trợ đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích hình thành nhiều quỹ cho sự phát triển thị trường vốn.

>> Cần nhà đầu tư cùng gỡ khó thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Chính sách "dễ mà khó"

Dự thảo sửa đổi Thông tư số 16/2021/TT-NHNN đang lấy ý kiến có nhiều quy định được đánh giá là giúp tăng thanh khoản thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), đặc biệt khi các TCTD, chính là những người chơi lớn trên thị trường được tham gia mua lại TPDN. Điều này cũng sẽ có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán nói chung.

Theo dự thảo sửa đổi Thông tư 16, việc yêu cầu các TCTD khi mua lại trái phiếu, thì các doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn phải xếp hạng tín dụng trên hệ thống nội bộ của TCTD ở hạng cao nhất, cũng là vấn đề cực kỳ thách thức

Theo Dự thảo sửa đổi Thông tư 16, việc yêu cầu các TCTD khi mua lại trái phiếu, thì các doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn phải xếp hạng tín dụng trên hệ thống nội bộ của TCTD ở hạng cao nhất, cũng là vấn đề cực kỳ thách thức

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Khang, Trưởng phòng Phân tích CTCK Pinetree đánh giá, những quy định mà dự thảo đưa ra có hai mặt, vừa là tích cực gỡ rối khủng hoảng trên thị trường TPDN, nhưng cũng là đang siết chặt hơn một số vấn đề.

Thứ nhất, với định hướng nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì tích cực nhất là TCTD sẽ được phép mua lại trái phiếu. Hiện tại hầu hết trái phiếu bất động sản (BĐS) đều là của những doanh nghiệp chưa niêm yết, do đó, số lượng nắm giữ là nhà đầu tư cá nhân và giao dịch trên các thị trường này không có thanh khoản. Nhà đầu tư muốn bán sẽ rất khó, trong khi với số lượng đáo hạn lớn trong năm nay, các doanh nghiệp BĐS sẽ chịu áp lực lớn về dòng tiền để đáp ứng nghĩa vụ của họ.

Một điều nữa là NHNN đã mở ra thêm điều kiện cho phép TCTD  được mua lại với mục đích bổ sung vốn lưu động, trong khi ở Thông tư 16 hiện hành, các TCTD không được mua để phục vụ mục đích này. Trong khi các doanh nghiệp bình thường khi phát hành, thì nhu cầu sử dụng vốn của họ khá linh hoạt, nếu phải xác định rõ mục đích sử dụng vốn thì chỉ dùng cho các dự án cụ thể, như mua sắm tài sản cố định, hoặc dự án cố định.

Thứ hai, NHNN cũng siết chặt hơn về những tiêu chí, ví dụ NHNN đưa ra quy định các doanh nghiệp phát hành trái phiếu muốn được mua lại phải có tỷ lệ đòn bẩy không vượt quá 5 lần. Đây là điều mà Thông tư 16 hiện hành chưa có.

Có thể thấy, hầu hết các doanh nghiệp trên sàn tỷ lệ đòn bẩy của họ không quá 5 lần nhưng 80% lượng trái phiếu BĐS hiện tại đều thuộc về các doanh nghiệp chưa niêm yết và tỷ lệ này thường cao hơn khá nhiều. Đây cũng là một trong những rào cản lớn. Bên cạnh đó là việc yêu cầu các TCTD khi mua lại trái phiếu, thì các doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn phải xếp hạng tín dụng trên hệ thống nội bộ của TCTD ở hạng cao nhất, cũng là vấn đề cực kỳ thách thức. Vì các doanh nghiệp BĐS hiện tại, nhất là các doanh nghiệp chưa niêm yết sẽ rất khó để có thể duy trì điểm tín dụng cao nhất ở các hệ thống chấm điểm nội bộ của các ngân hàng. Vì vậy điểm này nên được tháo gỡ.

>> Ba yếu tố khiến ngân hàng khó mua lại trái phiếu doanh nghiệp

Mở rộng nhu cầu trái phiếu doanh nghiệp

"Theo báo cáo của Fiinpro, nhóm ngành BĐS sẽ là nhóm ngành có khối lượng đáo hạn lớn nhất ở quý 2, quý 3 năm nay. Với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS niêm yết, tôi dự đoán sẽ rất khó để các doanh nghiệp có được dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đáp ứng hàng trăm nghìn tỷ đồng đáo hạn năm nay, trừ khi họ bán dự án hoặc có hoạt động cơ cấu lại tài sản.

Chuyên gia cho rằng, nếu dự thảo sửa đổi Thông tư 16 này được giữ nguyên thì cũng chưa có tác động nhiều đến việc giải quyết vấn đề TPDN nói riêng và trong đó có tín dụng BĐS

Chuyên gia cho rằng, nếu dự thảo sửa đổi Thông tư 16 này được giữ nguyên thì cũng chưa có tác động nhiều đến việc giải quyết vấn đề TPDN nói riêng và trong đó có tín dụng BĐS

Tôi cho rằng từ dự thảo này, cơ hội có thể mở ra với các doanh nghiệp BĐS nhưng không mở ra hết, mà tập trung vào các doanh nghiệp có quan hệ tốt với các ngân hàng, cụ thể là quan hệ tín dụng và chất lượng tài sản ổn, khi đó họ mới có thể đáp ứng các tiêu chí”, ông Khang phân tích.

Nhìn ở góc độ khơi thông cầu trái phiếu, tại một Diễn đàn về khơi thông thị trường vốn gần đây, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế đã đề xuất các chính sách khuyến khích phát triển nhà đầu tư tổ chức. Ông Lực phân tích, với các quỹ mở, theo Thông tư 98/2022/TT-BTC thì chỉ được đầu tư vào “trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ bởi tổ chức niêm yết có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng hoặc cam kết mua lại của tổ chức phát hành…”. Các điều kiện này khiến các quỹ mở sẽ khó có thể mua được TPDN phát hành riêng lẻ, do có rất ít được bảo lãnh thanh toán.

Do đó, Bộ Tài chính nên xem xét để sửa đổi điều khoản này. Ngoài ra, việc Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và Thông tư 16/2021/TT-NHNN của NHNN quy định các doanh nghiệp bảo hiểm và TCTD không được mua TPDN với mục đích “để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành” đã hạn chế hoạt động đầu tư vào TPDN. Việc phát hành trái phiếu để cơ cấu lại khoản nợ là một hoạt động bình thường của các doanh nghiệp và cũng được thực hiện thường xuyên bởi các doanh nghiệp trên thế giới (để có được vốn vay mới với lãi suất thấp hơn, điều kiện ưu đãi hơn…). Bộ Tài chính cũng nên đề nghị NHNN xem xét, giảm hạn chế này với các TCTD để phát triển phía cầu của thị trường.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Phạm Xuân Hoè, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược (NHNN) cho rằng, trên thế giới, các quỹ đầu tư, các công ty quản lý quỹ hay quỹ tín thác hình thành rất nhiều, đều là những nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp, nhưng tại Việt Nam lại có một loạt các sự "lách luật" cho nhà đầu tư cá nhân.

“Vì thế, chúng ta cần quy định rất rõ trách nhiệm của các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, quỹ tín thác, tham gia tư vấn hỗ trợ đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân theo thông lệ quốc tế để mở rộng vai trò của các quỹ này hơn. Việc hình thành càng nhiều quỹ tín thác, quỹ đầu tư chuyên nghiệp thì thị trường trái phiếu càng phát triển tốt”, ông Hoè nói.

Các chuyên gia đều có quan điểm rằng, Việt Nam cần có quỹ tạo lập với thị trường trái phiếu tập trung, giúp tạo thanh khoản cho thị trường này. Trong đó, vấn đề quan trọng là phát triển kênh giao dịch thuận lợi, dễ tiếp cận giống như thị trường cổ phiếu để nhiều nhà đầu tư tham gia. Điều này giúp cho các trái phiếu được định giá đầy đủ hơn theo cơ chế thị trường và giúp cho các quỹ có cơ chế giá tham chiếu chính xác hơn trong quá trình định giá danh mục trái phiếu.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần đơn giản hơn nữa thủ tục phát hành trái phiếu ra công chúng, tăng thêm sản phẩm cho thị trường. Trái phiếu phát hành ra công chúng thời gian qua rất ít, trong đó trái phiếu đủ điều kiện cho các quỹ đầu tư rất hạn chế, điều này khiến các quỹ không có nhiều lựa chọn trong việc giải ngân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khơi thông nhu cầu về trái phiếu doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713908198 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713908198 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10