Không gian văn hoá dân tộc thiểu số, cồng chiêng hút khách du lịch

Mai Chiến 08/12/2023 07:26

Được trưng bày trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn kết thành phố Pleiku, tập tục văn hoá của người dân tộc thiểu số và nhiều hiện vật cổ vật đã làm du khách say mê.

>>Hấp dẫn với trải nghiệm văn hóa xứ Đoài tại Hà Nội

Quảng trường Đại Đoàn Kết thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai những ngày này rất nhộn nhịp. Tại đây, mấy chục ngàn cổ vật gắn liền với đời sống, văn hoá của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được trưng bày, triển lãm ngoài trời với chủ đề “Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai”. Sự kiện này được UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Công ty TNHH Việt Mốt tổ chức. Đáng chú ý, triển lãm giới thiệu đến công chúng chiếc ghế làm từ xương voi trắng. Đây là cổ vật có niên đại khoảng 700 năm. Nó được tạo ra từ nhiều khúc xương to lớn, kết hợp bằng dây thừng tạo vẻ bề thế, uy nghi. Ngoài ra trong bộ sưu tập còn có khung dệt cổ có niên đại khoảng 200 năm.

Du khách tham quan trải nghiệm các cổ vật gắn với đời sống văn hoá của người dân Tây Nguyên

Du khách tham quan trải nghiệm các cổ vật gắn với đời sống văn hoá của người dân Tây Nguyên

Hiện vật được trưng bày thành từng nhóm chủ đề như các sưu tập gùi cổ, sưu tập trống da trâu, các loại nỏ săn bắn, các nhạc cụ dân tộc, công cụ phục vụ sản xuất và đời sống, thổ cẩm đặc trưng của các tộc người, vườn tượng gỗ, sưu tập ghè, chóe cổ…

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Lịch – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết “Du khách đến với buổi trưng bày này, được trải nghiệm tham quan theo hướng bảo tàng mở, học tập có tương tác. Các em học sinh, thế hệ trẻ cũng được trang bị thêm kiến thức về di sản văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

Trình diễn nghệ thuật tạc tượng gỗ của nghệ nhân

Trình diễn nghệ thuật tạc tượng gỗ của nghệ nhân

>>Đắm chìm trong không gian di sản văn hoá cồng chiêng và cuộc đua thuyền trên sóng nước Sê San

Trong khi đó, việc tái hiện đời sống văn hóa, sinh hoạt đời thường của cư dân Tây Nguyên đã làm buổi triển lãm thêm sống động và ý nghĩa. Anh Lê Văn Tuân, một du khách lên Gia Lai cho biết “đây là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm tham quan văn hoá của người dân tộc thiểu số. Nó vừa lạ, vừa quen khiến mình rất thích thú.”

Ông Đặng Minh Tâm (63 tuổi, tỉnh Lâm Đồng) chủ bộ sưu tập cho biết: "Hơn 40 năm trước, ông đã may mắn sưu tầm được chiếc ghế xương voi ở Đắk Lắk. Cùng bộ với chiếc ghế, còn có các dụng cụ để săn bắt voi. Từ xưa, người đồng bào Tây Nguyên có phong tục săn voi đực để thuần dưỡng và phục vụ vào đời sống sản xuất nông nghiệp".

Trống cổ vật được trưng bày phục vụ du khách tham quan

Trống cổ vật được trưng bày phục vụ du khách tham quan

Cùng với các hoạt động, sự kiện khác của tỉnh, triển lãm tạo điểm đến thu hút khách du lịch trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Dự kiến sự kiến thời gian sẽ trưng bày từ ngày 5/12/2023-31/12/2024.

Mỗi ngày, ghi nhận hàng trăm lượt khách đến tham quan, trải nghiệm và chụp ảnh lưu niệm tại triển lãm. Hoạt động này, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc dự án 6 của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Có thể bạn quan tâm

  • Đắm chìm trong không gian di sản văn hoá cồng chiêng và cuộc đua thuyền trên sóng nước Sê San

    Đắm chìm trong không gian di sản văn hoá cồng chiêng và cuộc đua thuyền trên sóng nước Sê San

    14:37, 17/11/2023

  • Phát huy không gian di sản ban đêm từ đêm “Di sản hội tụ”

    Phát huy không gian di sản ban đêm từ đêm “Di sản hội tụ”

    12:03, 19/11/2023

  • Cuộc gặp gỡ của những di sản

    Cuộc gặp gỡ của những di sản

    14:57, 31/10/2023

  • Ghi danh thêm 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    Ghi danh thêm 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    03:00, 21/02/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Không gian văn hoá dân tộc thiểu số, cồng chiêng hút khách du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO