Không nên quy định "cứng" giờ làm việc 8h30 với cơ quan hành chính

Thy Hằng 03/05/2019 13:30

Đề xuất thống nhất giờ làm việc của các cơ quan hành chính trên toàn quốc bắt đầu từ 8h30 đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận vì đối tượng của các cơ quan này là doanh nghiệp và người dân.

Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đưa ra 2 phương án về thời gian làm việc của công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Trong đó, đề xuất thống nhất giờ làm việc của các cơ quan hành chính trên toàn quốc bắt đầu từ 8h30, nghỉ trưa 60 phút và kết thúc lúc 17h30 nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

đề xuất thống nhất giờ làm việc của các cơ quan hành chính trên toàn quốc bắt đầu từ 8h30, nghỉ trưa 60 phút và kết thúc lúc 17h30 nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đề xuất thống nhất giờ làm việc của các cơ quan hành chính trên toàn quốc bắt đầu từ 8h30, nghỉ trưa 60 phút và kết thúc lúc 17h30 nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Trong khi cơ quan soạn thảo cho rằng, bộ máy hành chính Nhà nước phải chạy thông suốt từ Trung ương đến địa phương, ít nhất là giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi. 

"Đối tượng của cơ quan hành chính là người dân nên cần công khai giờ làm việc thống nhất để người dân và doanh nghiệp biết, không thể để mỗi nơi một giờ như hiện nay”, Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ LĐTB&XH nói.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia lại cho rằng không nên quy định cứng. Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, cần quy định giờ làm thế nào để giảm ách tắc giao thông, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân khi đến làm việc tại các cơ quan công quyền.

"Muốn quy định giờ làm việc thì phải có đánh giá các tác động, nhưng dù quy định thế nào cũng phải tạo thuận lợi cho người dân", ông Huân nhấn mạnh.

Có cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội cho rằng: Theo tôi không nên quy định "cứng" về thời gian bắt đầu làm việc. Như vậy, nó bộc lộ nhiều nhược điểm như tạo sức ép rất lớn về giao thông, hoặc các địa phương thường làm việc từ 7h30, nếu 8h30 mới bắt đầu thì quá muộn.

Theo bà Hương, tư duy quản lý tập trung không hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, kinh tế chia sẻ. Hiện, nhiều quốc gia cho phép người lao động tự chọn giờ làm việc linh hoạt, miễn sao làm đủ 8 tiếng, đảm bảo năng suất.

"Quy định này không cần thiết đưa vào luật. Việc quy định giờ làm việc nên giao cho UBND các tỉnh xem xét", bà  Nguyễn Thị Lan Hương nhấn mạnh.

Về thời gian nghỉ trưa như Dự thảo Bộ luật Lao động quy định 60 phút/ngày, các chuyên gia đều cho rằng quy định này không mới vì luật hiện hành cũng quy định nghỉ trưa 60 phút. Còn thực tế, có nơi nghỉ 90 phút, có nơi nghỉ 120 phút, nhưng người lao động vẫn đảm bảo làm đủ 8 giờ/ngày.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Luật lao động (sửa đổi): Mở rộng khung giờ làm thêm lên tối đa 400 giờ/năm

    Dự thảo Luật lao động (sửa đổi): Mở rộng khung giờ làm thêm lên tối đa 400 giờ/năm

    01:02, 02/05/2019

  • Dự thảo Luật Lao động sửa đổi: Trẻ em 15 tuổi có thể được làm thêm giờ!

    Dự thảo Luật Lao động sửa đổi: Trẻ em 15 tuổi có thể được làm thêm giờ!

    11:00, 01/05/2019

  • Nâng tuổi nghỉ hưu: Tránh tình trạng

    Nâng tuổi nghỉ hưu: Tránh tình trạng "trẻ lấy sức kiếm tiền, già bỏ tiền mua sức khỏe"

    05:00, 02/05/2019

  • Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu nên chậm lại!

    Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu nên chậm lại!

    10:09, 30/04/2019

Thực tế, thời gian làm việc các cơ quan Nhà nước thuộc Trung ương và địa phương không có sự thống nhất, mỗi nơi một giờ. Tại các cơ quan Trung ương, giờ làm việc bắt đầu lúc 8 - 12h, trong khi đa số các địa phương bắt đầu giờ làm việc buổi sáng từ 7h và nghỉ trưa lúc 11h (mùa hè) hoặc 7h30 - 11h30 (mùa đông). Chiều từ 13 - 17h hoặc từ 13h30 - 17h30. Ngay tại Hà Nội, giờ làm việc của các cơ quan Nhà nước cũng khác nhau.

Tuy nhiên, việc linh hoạt ở mỗi cơ quan hay địa phương được cho là cần thiết bởi căn cứ vào đặc điểm thời tiết, khí hậu, đặc trưng ngành nghề, phong tục, tập quán của từng vùng miền. Thậm chí, các ý kiến còn cho rằng cần tính đến quy định thời gian làm việc tiệm cận với giờ vào học - giờ ra về ở các trường để tạo thuận lợi cho cán bộ, công chức. Nếu bắt đầu ngày làm việc lúc 8h30 và kết thúc lúc 17h30 như đề xuất nói trên thì hơi trễ. Trong khi đó, phụ huynh vẫn phải ra đường sớm để kịp giờ học của con lúc 7h.

Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đưa ra 2 phương án về thời gian làm việc của công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Theo đó, với phương án 1, Dự thảo bổ sung vào Bộ luật Lao động quy định: “Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước”.

Thời gian làm việc dự kiến là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ để đảm bảo liên thông công việc hoặc trực tiếp giải quyết công việc với người dân). 

Với phương án 2, Dự thảo đề xuất giữ nguyên như hiện hành, thời gian làm việc không được quy định trong Bộ luật Lao động mà được quy định tại các văn bản hành chính (đối với các Bộ do Thủ tướng quyết định, đối với UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định).

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Không nên quy định "cứng" giờ làm việc 8h30 với cơ quan hành chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO