Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hồng Diên – Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trong KKT Thái Bình của tỉnh Thái Bình (giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030).
Nghị quyết về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trong KKT Thái Bình của tỉnh Thái Bình (giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030) chính thức có hiệu lực.
Khi đầu tư các dự án thuộc ngành, nghề được khuyến khích đầu tư của tỉnh Thái Bình trong KKT Thái Bình thì ngoài việc được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của TƯ, các doanh nghiệp còn được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo các quy định tại Nghị quyết này.
Theo đó, các nhà đầu tư khi đầu tư vào KKT Thái Bình được ưu đãi về đất đai, hỗ trợ san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu, cụm công nghiệp. Không những thế, các nhà đầu tư cũng được hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào, hỗ trợ đào tạo lao động và thủ tục hành chính.
Cụ thể, về đất đai, các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề được khuyến khích đầu tư của tỉnh có tổng vốn đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên (không tính vốn lưu động), được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm không thông qua hình thức đấu giá thì được hưởng tỷ lệ phần trăm để tính đơn giá thuê đất khi thuê đất lần đầu và khi hết hạn thuê đất được gia hạn là 0,6%.
Cũng các dự án được khuyến khích đầu tư có tổng vốn đầu tư dưới 200 tỷ đồng (không tính vốn lưu động), được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm không thông qua hình thức đấu giá thì được hưởng tỷ lệ phần trăm để tính đơn giá thuê đất khi thuê đất lần đầu và khi hết hạn thuê đất được gia hạn là 0,8%.
Đối với chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, tỉnh Thái Bình hỗ trợ nhà đầu tư 5 năm kể từ ngày nhà đầu tư có đơn đề nghị và đủ điều kiện theo quy định.
Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu, cụm công nghiệp được tỉnh Thái Bình hỗ trợ 50% chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng không quá 7 tỷ đồng cho một CCN, không quá 20 tỷ đồng cho một KCN có diện tích dưới 300 ha, không quá 25 tỷ đồng cho một KCN có diện tích từ 300 ha đến dưới 500 ha và không quá 30 tỷ đồng cho một KCN có diện tích từ 500 ha trở lên. Nhà đầu tư sẽ được nhận hỗ trợ khi hệ thống xử lý nước thải hoàn thành và đi vào hoạt động đạt tối thiểu 50% công suất thiết kế trở lên.
Để được hỗ trợ hạng mục này, các nhà đầu tư phải đăng ký trước kế hoạch, nhu cầu hỗ trợ với Ban Quản lý KKT và các KCN tỉnh, được chấp thuận đủ điều kiện nhận hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
11:01, 12/09/2019
04:50, 09/09/2019
09:29, 05/09/2019
Ngoài ra, các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào KKT Thái Bình còn được hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, thương mại theo cơ chế "một cửa tại chỗ" tại Trung tâm hành chính một cửa của Ban Quản lý KKT và các KCN tỉnh Thái Bình.
Trước đó, tại Kỳ họp bất thường HĐND tỉnh Thái Bình khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND tỉnh Thái Bình đã thông qua Nghị quyết ban hành Quy định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trong Khu kinh tế Thái Bình của tỉnh giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030.
Ông Nguyễn Hồng Diên – Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình nhấn mạnh: "Không thu hút các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ vào KKT. Hạn chế dùng ngân sách để hỗ trợ đầu tư. Nếu cần ngân sách hỗ trợ đầu tư thì ưu tiên tập trung vào hạ tầng giao thông và hạ tầng xử lý chất thải, ngân sách còn lại tập trung vào an sinh xã hội. Việc giải phóng mặt bằng là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương".
Các ngành, nghề tỉnh Thái Bình được khuyến khích đầu tư trong KKT Thái Bình gồm: các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp và hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu, cụm công nghiệp; các dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ; các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp có quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, ít gây tác hại đến môi trường... |