Khu vực ĐBSCL có hàng trăm bãi rác chôn lấp không hợp vệ sinh

PHÚ KHỞI 13/11/2020 16:22

Thông tin trên được Liên danh tư vấn: Công ty TNHH Royal Haskoning DHV và Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết tại một cuộc hội thảo được tổ chức tại TP.Cần Thơ.

Trong báo cáo kỳ 2 về “Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030. tầm nhìn đến năm 2050”, đại diện đơn vị tư vấn cho biết: Tổng lượng chất thải rắn (CTR) toàn vùng khoảng 14.000 tấn/ngày, 5 triệu tấn/năm, tuy nhiên tỷ lệ thu gom có nơi chỉ mới đạt 40%, nếu tỷ lệ thu gom tốt thì khối lượng rác thải sẽ còn cao hơn nhiều.

Hội thảo quy hoạch vùng ĐBSCL do Bộ KH-ĐT tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 13/11.

Hội thảo quy hoạch vùng ĐBSCL do Bộ KH-ĐT tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 13/11.

Toàn vùng hiện chỉ mới có 2 khu xử lý có tính liên tỉnh là khu xử lý rác tại Tân Thành, Long An và nhà máy đốt rác phát điện tại huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ. Còn lại các địa phương khác hầu như chỉ áp dụng biện pháp chôn lấp, trong đó chỉ có 19/124 bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là không hợp vệ sinh, rủi ro gây ô nhiễm đất nước, không không khí và nhu cầu sử dụng đất dành cho chôn lấp rác cao, tỷ lệ tái sử dụng thấp.

Theo đơn vị tư vấn: dự báo tổng lượng CTR đô thị đến năm 2030 của vùng có thể đạt 7 triệu tấn/năm, trong đó có khoảng 300.000 tấn chất thải nguy hại. Do đó yêu cầu xử lý CTR đang là vấn đề mà các địa phương quan tâm nhất hiện nay.

Việc xử lý CTR theo quy mô từng tỉnh như hiện nay là chưa đạt hiệu quả. Trên cơ sở đó, đơn vị tư vấn đề xuất các địa phương trong vùng cần liên kết xây dựng khu xử lý quy mô 40-50 ha để thu gom xử lý CTR cho các thành phố, thị xã trực thuộc cự ly vận chuyển từ bằng đến nhỏ hơn 40km. Trước mắt cần hình thành 3 khu xử lý CTR liên tỉnh, đó là:

Khu Sóc Trăng-Bạc Liêu: dự kiến xử lý CTR đô thị công nghiệp khoảng 331.000 tấn/năm; Khu Tiền Giang-Bến Tre-Trà Vinh: dự kiến xử lý 285.000 tấn/năm; Khu Đồng Tháp-An Giang: dự kiến xử lý 332.000 tấn/năm.

Công nghệ đốt rác phát điện tại Nhà máy xử lý rác Thới Lai-Cần Thơ được đánh giá có hiệu quả.

Công nghệ đốt rác phát điện tại Nhà máy xử lý rác Thới Lai-Cần Thơ được đánh giá có hiệu quả.

Giải pháp quản lý: sau khi thu gom sẽ phân loại, xử lý tại tỉnh (trạm trung chuyển), số còn lại sẽ vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường thủy về nhà máy xử lý. Công nghệ đề xuất là đốt kết hợp thu hồi nhiệt để phát điện, suất đầu tư khoảng 1,1 triệu USD/10 tấn rác, diện tích sử dụng khoảng 10 ha cho nhà máy. Với mỗi tấn rác được đốt thu hồi nhiệt sản xuất được 375kwh điện là rất hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

  • ĐBSCL đau đầu xử lý rác (Kỳ II): Cần phân loại tại nguồn

    ĐBSCL đau đầu xử lý rác (Kỳ II): Cần phân loại tại nguồn

    06:00, 05/08/2018

  • Đồng bằng Sông Cửu Long đau đầu xử lý rác (Kỳ I): Vì sao Nhà máy xử lý rác lớn nhất ĐBSCL muốn “hưu non”

    Đồng bằng Sông Cửu Long đau đầu xử lý rác (Kỳ I): Vì sao Nhà máy xử lý rác lớn nhất ĐBSCL muốn “hưu non”

    11:00, 02/08/2018

  • Cần Thơ từ chối xử lý rác cho Trà Vinh.

    Cần Thơ từ chối xử lý rác cho Trà Vinh.

    15:22, 09/11/2020

  • Đầu tư công nghệ xử lý rác thải: Địa phương cần phải thay đổi tư duy

    Đầu tư công nghệ xử lý rác thải: Địa phương cần phải thay đổi tư duy

    04:30, 18/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khu vực ĐBSCL có hàng trăm bãi rác chôn lấp không hợp vệ sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO