Kiểm chứng sức khỏe ngân hàng Việt: 6 "cơn gió ngược"

QUẢN TRỌNG THÀNH - GĐ Nghiên cứu CTCK Maybank Việt Nam 29/04/2023 12:00

Các ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn, tạm gọi là "những cơn gió ngược", có thể là những yếu tố tác động đến dự báo lợi nhuận ở 2023.

>>Ngân hàng triển khai cơ cấu nợ: Lãnh đạo ngành và CTCK nói gì?

VCB, MBB, ACB, HDB, STB và VIB sẽ là những ngân hàng vẫn có thể duy trì ROE trên 20%, dựa trên ước tính của MIBG Research và sự đồng thuận của Bloomberg. Ảnh minh họa: VCB

Lo ngại rủi ro lây lan từ đổ vỡ ngân hàng toàn cầu

Những vụ sụp đổ ngân hàng trên thế giới (Silicon Valley Bank - SVB, Signature Bank, Silvergate của Mỹ; Credit Suisse (Thụy Sỹ) phải "bán mình) và gần nhất là cú rung lắc mới của First Republic Bank) khiến lo ngại chung của thị trường xuất hiện. Một số ý kiến cho rằng CASA giảm là tín hiệu căng thẳng thanh khoản, có thể đẩy một số ngân hàng Việt Nam vào tình thế như SVB.

Bên cạnh đó là những lo ngại chung về việc nắm giữ trái phiếu của các ngân hàng và khả năng thua lỗ theo thị trường.

Quan điểm chúng tôi đối với "cơn gió ngược" này là hầu hết các ngân hàng Việt Nam phải quản lý thanh khoản chặt chẽ và báo cáo tỷ lệ thanh khoản hàng ngày cho NHNN. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng trong nước vẫn ở mức hợp lý trong điều kiện bình thường.

Mặt khác, NHNN trên thực tế bảo lãnh cho tất cả người gửi tiền và cố gắng ngăn chặn tình trạng ngân hàng phá sản bằng mọi cách (bao gồm cả tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông và các công cụ hành chính khác). Ngay cả Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng đã nhận được sự hỗ trợ của NHNN để tránh tình trạng phá sản vào năm 2022.

Lượng trái phiếu Chính phủ (TPCP) nắm giữ không quá lớn và các ngân hàng Việt Nam không phải trích lập dự phòng cho TPCP theo quy định hiện hành. Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có thể tạm thời tránh được tổn thất theo giá trị thị trường bằng cách nắm giữ trong khoản "Giữ đến ngày đáo hạn". Chúng tôi cho rằng trong hai năm tới, khi cơ quan quản lý thiết lập thị trường thứ cấp chính thức cho trái phiếu doanh nghiệp, thì sẽ có các tiêu chuẩn để hạch toán theo giá thị trường đối với trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ.

Tăng trưởng tín dụng suy yếu

Đã có những dấu hiệu cụ thể về tăng trưởng tín dụng giảm tốc, theo số liệu vĩ mô quý 1 năm 2023.

Tỷ lệ tín dụng/GDP cao đồng nghĩa với dư địa cho tín dụng tăng trưởng mạnh như 5 năm qua không còn nhiều.

Chúng tôi kỳ vọng tín dụng sẽ tăng trưởng khoảng 12,5% trong năm nay. Các yếu tố bất lợi (sức cầu yếu, lãi suất cao) chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ giảm dần trong 9 tháng tới.

>> Hạ lãi suất và sự kiện SVB có đảo ngược chính sách tiền tệ chống lạm phát?

Tuy vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục là thị trường có tăng trưởng tín dụng cao nhất ASEAN. Tỷ lệ tín dụng gộp/GDP tương đối cao; nhưng nếu chúng ta chia nó thành hai thành phần (KHCN và doanh nghiệp), rõ ràng sẽ có cơ hội tăng trưởng mạnh trong 3-4 năm tới trước khi giảm tốc.

Thu nhập lãi chiếm tỷ trọng lớn (chính) trong tổng thu nhập của các NHTM Việt Nam. Tăng trưởng tín dụng thấp gây lo ngại

Thu nhập lãi chiếm tỷ trọng lớn (chính) trong tổng thu nhập của các NHTM Việt Nam. Tăng trưởng tín dụng thấp gây lo ngại cho hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong năm nay. Nguồn biểu đồ: MIBG Research

Biên lãi ròng (NIM) giảm

Phần lớn thị trường lo lắng về NIM giảm kể từ đầu năm 2022 do lãi suất huy động tăng.

Tuy nhiên, chúng tôi không lo lắng về điều này vào năm 2022. Trên thực tế, các ngân hàng Việt Nam đã bác bỏ những lo ngại của thị trường trong năm 2022 bằng cách cho thấy NIM tăng 40 điểm cơ bản nhờ việc chuyển cho người đi vay (tức chênh lệch lãi suất huy động - cho vay cao).

Trong năm 2023, chúng tôi cho rằng NIM sẽ giảm do việc chuyển áp lực trong bối cảnh chi phí cao hơn là hạn chế. Nhiều khả năng các ngân hàng sẽ phải giảm lãi suất cho vay nhanh hơn để hỗ trợ khách hàng. Trong khi đó, chi phí vốn trung bình có thể giảm chậm hơn do cạnh tranh để giữ chân người gửi tiền, các ngân hàng cần tăng cường tỷ lệ cho vay/ huy động (LDR) và tỷ lệ các khoản vay đề cập đặc biệt (SML, ví dụ trái phiếu VAMC) cho các quy định có khả năng chặt chẽ hơn, và chi phí vay nước ngoài vẫn còn cao...

Ngoài ra, còn có các yếu tố hỗ trợ NIM là: Cơ cấu cho vay cá nhân và cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn mở rộng hơn.

Nhìn chung, chúng tôi không kỳ vọng NIM sẽ giảm đột ngột, nhưng tối đa là khoảng 40 điểm cơ bản (hoặc giảm 10%) trong năm 2023. Rủi ro cho dự báo của chúng tôi đến từ chi phí vốn (CoF) thực sự có thể giảm nhanh hơn. Theo ban lãnh đạo một số ngân hàng, NIM thậm chí còn được dự báo sẽ ổn định.

Cơ quan quản lý rà soát hoạt động kinh doanh bancassurance

Những sai phạm trong bán bảo hiểm của các nhân viên ngân hàng, các nhà tư vấn tạo ra hình ảnh tiêu cực trước công chúng về mảng kinh doanh này, gây bức xúc trong dư luận. Theo đó, cơ quan quản lý có khả năng đẩy nhanh điều tra và kiểm soát bancassurance vào năm 2023.

Quan điểm của chúng tôi là bancassurance mới bắt đầu phát triển ở Việt Nam trong vòng 4 năm trở lại đây. Trên thực tế, có những sai phạm trong việc bán bảo hiể của một số nhân viên ngân hàng. Đó là lý do tại sao tỷ lệ hoàn trả hợp đồng vào năm thứ hai ở Việt Nam hiện nay khá cao, tức là 40-60%.

Giống như những gì đã xảy ra với thị trường trái phiếu, cơ quan quản lý của Việt Nam có thể sẽ can thiệp, đưa ra các quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt động kinh doanh bancassurance. Điều này, cùng với hiệu ứng tài sản đảo ngược do vỡ nợ trái phiếu, sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu bảo hiểm trong ngắn và trung hạn, do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng bancassurance. Trên thực tế, các ngân hàng đang chuyển KPI cho nhân viên của họ từ bán banca sang các sản phẩm khác (tức là mở tài khoản mới và thẻ tín dụng, v.v.).

Dù vậy, bancassurance về lâu dài vẫn là một thị trường khổng lồ để các ngân hàng Việt Nam mở rộng thu nhập từ phí, xét đến tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm nhân thọ hiện nay thấp (1,9% so với mức trung bình của khu vực là 4,2%) và đóng góp của bancassurance tại Việt Nam (20% tổng doanh thu hàng năm so với mức khu vực trên 50%).

Áp lực đối với chất lượng tài sản

Thị trường hiện vẫn luôn lo lắng về rủi ro nợ xấu từ năm 2021 do tác động của Covid-19 và giờ là do bất ổn trong lĩnh vực bất động sản (BĐS).

Lo lắng về nợ xấu gia tăng từ cả hoạt động cho vay đối với nhà phát triển và vay mua nhà, đặc biệt là do căng thẳng đang diễn ra mà nhà phát triển lớn thứ hai, Novaland – phiên bản China Evergrande của Việt Nam phải đối mặt. 

Về tác động của Covid-19, chúng tôi luôn duy trì quan điểm trái ngược với thị trường và thực tế kết quả hoạt động của các ngân hàng trong nước giai đoạn 2021-2022 đã khẳng định quan điểm của chúng tôi. Tác động của Covid-19 hóa ra là vừa phải và hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Về rủi ro tiềm tàng từ tình trạng hỗn loạn BĐS, chúng tôi đồng tình với những lo ngại của thị trường. Các nút thắt về quy định và trái phiếu doanh nghiệp đã đẩy lĩnh vực bất động sản trong nước vào tình thế căng thẳng, tạo áp lực đáng kể lên chất lượng tài sản của các ngân hàng. Tuy nhiên, với những thay đổi gần đây trong chính sách của chính phủ, chúng tôi cho rằng lĩnh vực bất động sản có thể tránh được khủng hoảng.

Ngoài ra, mô hình kiểm thử của chúng tôi chỉ ra rằng trong kịch bản “xấu” (có khả năng 20% khoản vay cho các nhà phát triển và 10% cho vay mua nhà chuyển thành nợ xấu), các ngân hàng Việt Nam sẽ không rơi vào khủng hoảng như năm 2011-2012.

Vị thế vĩ mô mạnh hơn, khung pháp lý và bộ đệm giảm rủi ro cho vay của các ngân hàng ngày nay cũng có thể giúp các ngân hàng trong nước tránh được cú sốc chi phí tín dụng. Chúng tôi ước tính nếu kịch bản “xấu” xảy ra, các ngân hàng Việt Nam sẽ cần ít hơn 1,5 năm để xử lý vấn đề thông qua trích lập dự phòng, không phải 5-6 năm như trước đây.

Tăng trưởng lợi nhuận

Do lo ngại về chất lượng tài sản từ năm 2021, phần lớn nhà đầu tư cá nhân lo ngại về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của khối ngân hàng. Giờ đây với những lo ngại mới về tăng trưởng tín dụng, NIM và thu nhập từ phí… nhà đầu tư cho rằng triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng không còn hấp dẫn.

Chúng tôi nhìn vào mức ROE bền vững chứ không chỉ tăng trưởng lợi nhuận. Như đã tranh luận kể từ khi cập nhật Chiến lược Ngân hàng Việt Nam năm 2021, chúng tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng thu nhập của các ngân hàng Việt Nam nên giảm tốc, trước mức tăng trưởng rất mạnh trong ba năm qua, điều này đã cho phép các ngân hàng Việt Nam mở rộng quy mô lợi nhuận và đạt ROE rất cao. Mỗi ngân hàng, sau khi đạt đến mức ROE rất cao (tức là 20-28%), sẽ chủ động quản lý tăng trưởng lợi nhuận để duy trì mức ROE đó.

Sau khi xem xét tất cả các yếu tố thúc đẩy thu nhập chính như đã thảo luận ở trên, chúng tôi ước tính rằng tổng lợi nhuận của 17 ngân hàng niêm yết tại Việt Nam có thể tăng khoảng 13-15% YoY trong năm nay, so với 32-35% trong năm 2021-22.  so với ước tính của chúng tôi có thể xuất phát từ nhu cầu tín dụng phục hồi mạnh hơn trong nửa cuối năm 2023 và tỷ lệ NIM giảm thấp hơn dự kiến. Theo đó, ROE trung bình của các ngân hàng niêm yết có thể giảm xuống còn khoảng 18,5% trong năm 2023 (so với 20% trong năm 2022). Một số ngân hàng Việt Nam vẫn có thể duy trì ROE trên 20%, dựa trên ước tính của chúng tôi và sự đồng thuận của Bloomberg, bao gồm: VCB, MBB, ACB, HDB, STB và VIB.

(Nguồn: MIBG Research)

(Nguồn: MIBG Research)

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch OCB: Số hóa đang trở thành kênh chính trong giao dịch ngân hàng

    Chủ tịch OCB: Số hóa đang trở thành kênh chính trong giao dịch ngân hàng

    09:08, 28/04/2023

  • SHB Finance chính thức được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý

    SHB Finance chính thức được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý

    18:00, 26/04/2023

  • First Republic Bank tiếp diễn đà khủng hoảng hệ thống ngân hàng?

    First Republic Bank tiếp diễn đà khủng hoảng hệ thống ngân hàng?

    05:30, 28/04/2023

  • Mục tiêu lợi nhuận ngân hàng 2023: Nhóm “Big 4” có tham vọng gì?

    Mục tiêu lợi nhuận ngân hàng 2023: Nhóm “Big 4” có tham vọng gì?

    05:20, 16/04/2023

  • Còn

    Còn "sóng" chuyển sàn giao dịch cổ phiếu ngân hàng trong 2023?

    05:00, 14/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kiểm chứng sức khỏe ngân hàng Việt: 6 "cơn gió ngược"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO