Nhằm khôi phục và duy trì sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp trong thời gian tới…
Theo đó, trong văn bản tổng hợp kiến nghị gửi đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa qua, UBND TP. Hồ Chí Minh đã kiến nghị một số giải pháp nhằm khôi phục và duy trì sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Về phòng chống dịch, theo UBND TP. Hồ Chí Minh cho rằng, bóc tách F0 khỏi cộng đồng (chủ trương “zero COVID-19”) có lẽ không còn phù hợp với địa bàn thành phố trong giai đoạn hiện nay, nên cần có sự đánh giá một cách cơ bản khuôn khổ pháp lý, các quy định y tế trong phòng chống dịch để ứng phó phù hợp, thích nghi với điều kiện mới. Vậy nên, đề nghị “sống cùng với COVID-19”.
“Về công tác xét nghiệm, kinh phí và nguồn lực nên tập trung cho tiêm chủng vắc xin và công tác điều trị. Nên tập trung xét nghiệm cho những người có triệu chứng, những người F1 thuộc đối tượng có nguy cơ cao (người cao tuổi, có bệnh nền), xét nghiệm cho người hoạt động trong lĩnh vực thiết yếu để đảm bảo an toàn khi hoạt động (như nhân viên y tế, shipper, nhân viên sân bay, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất...)”, UBND TP. Hồ Chí Minh kiến nghị.
Cũng theo UBND TP. Hồ Chí Minh, về xác định “vùng xanh, vùng đỏ”, nên xác định định nghĩa, nếu nhà có một ca nhiễm thì hầu như mọi người trong nhà đều nhiễm do biến chủng Delta lây lan rất nhanh, như vậy có thể coi đây là một ổ dịch. “Vùng đỏ” nên được định nghĩa lại là nhiều hộ gia đình trên một địa bàn như trong hẻm nhỏ, giao tiếp nhiều, nhiều hộ sống trong một môi trường chật chội, không đảm bảo thông thoáng và giãn cách, khi đó cần phải khoanh vùng lại để dập dịch. Cũng không cần cách ly mà chỉ cần chăm sóc tốt cho hộ gia đình này, đặc biệt là người trong diện nguy cơ.
Về công tác tiêm chủng vắc xin, địa phương này cho rằng, ở Việt Nam, 40% dân cư tập trung ở đô thị, biến chủng Delta chủ yếu tấn công vào những nơi này. Do đó, với nguồn vắc xin hữu hạn hiện nay, Trung ương nên tập trung ưu tiên phân bổ nguồn vắc xin cho các khu vực này và nhóm nguy cơ cao (nghĩa là có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải).
Bên cạnh đó, về nới lỏng giãn cách xã hội, UBND TP. Hồ Chí Minh cho hay, để mở cửa, điều kiện đầu tiên hiển nhiên là bao phủ vắc xin, đặc biệt là tiêm đủ 2 mũi thì mức độ bảo vệ rất rõ ràng, thứ hai là dự phòng rủi ro sau khi mở giãn cách, số ca bệnh sẽ tăng lên. Do đó, các cơ sở y tế cần sẵn sàng khả năng truy vết và xét nghiệm phải đảm bảo, khả năng thu dung bệnh nhân phải đáp ứng tốt, chuẩn bị, tăng cường hệ thống y tế để chăm sóc F0 tại cộng đồng, can thiệp sớm, hỗ trợ kịp thời cho F0 khi có yêu cầu chăm sóc y tế, mở rộng khoa hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân nặng (ICU), không để số ca tử vong tăng cao.
Tất cả hoạt động kinh tế, kinh doanh khi mở ra phải có phương án quản lý rủi ro để phòng ngừa lây nhiễm (có phương án xử lý khi xuất hiện FO). Nếu có trường hợp dương tính tại một số doanh nghiệp thì phải cách ly nhưng các trường hợp còn lại có thể chỉ cần xét nghiệm để xác định ca lây nhiễm, có biện pháp xử lý phù hợp, thay vì phải cách ly toàn bộ F1 như trước đây và phải đóng cửa, dừng hoạt động cả doanh nghiệp.
“Về củng cố mạng lưới y tế cơ sở, cần đầu tư lâu dài cho hệ thống y tế cơ sở, phân bố tỉ lệ nhân viên y tế cơ sở phải dựa trên tổng số dân cư trên địa bàn, chứ không thể dựa vào đơn vị hành chính; cần có các chính sách hợp lý để đầu tư, phát triển mạng lưới y tế cơ sở”, UBND TP. Hồ Chí Minh kiến nghị.
Ngoài ra, về “sống trong môi trường có dịch”, Nhận định đây là một cuộc chiến lâu dài, do đó, UBND TP. Hồ Chí Minh kiến nghị, không nên tốn quá nhiều sức lực dẫn đến kiệt quệ, bởi nếu quét sạch COVID-19 lần này cũng không đảm bảo COVID-19 sẽ không đến một lần nữa.
Thủ tướng giao nghiên cứu kiến nghị của TPHCM xin áp dụng quy định riêng để mở cửa kinh tếVăn phòng Chính phủ vừa có công văn số 6948/VPCP-KGVX ngày 28/9/2021 gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 để truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính về nghiên cứu, đề xuất áp dụng quy định riêng đối với việc mở cửa nền kinh tế theo kiến nghị của TPHCM. Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì, phối hợp với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương nghiên cứu, đề xuất cụ thể, báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. |
Có thể bạn quan tâm
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Giãn, giảm một số loại thuế, phí cho doanh nghiệp
06:05, 29/09/2021
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Xây dựng chính sách định hướng dòng tiền
06:00, 29/09/2021
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: cũng đề xuất xã hội hóa sâu việc xây dựng hạ tầng hàng không?
15:41, 28/09/2021
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Cộng đồng doanh nghiệp đề xuất sửa Luật Công đoàn
15:23, 28/09/2021
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phục hồi sản xuất
06:10, 28/09/2021