Các chuyên gia cho rằng xây dựng đô thị phải dựa trên nền tảng của văn hóa, các công trình mang dấu ấn lịch sử cần được “bảo tồn thích ứng” chứ không phải hóa cao ốc.
>>> Hà Nội: Lo ngại “8B Lê Trực thứ hai” tại khu đất 61 Trần Phú
Mới đây, sự việc tòa nhà có tuổi đời 100 năm tại 61 Trần Phú đang được phá dỡ để xây tòa nhà 11 tầng đã tạo ra các làn sóng dưa luận trái chiều. Theo đó, TP Hà Nội đã yêu cầu các sở ngành của thành phố và UBND quận Ba Đình kiểm tra, rà soát hồ sơ, thủ tục triển khai dự án, tạm dừng việc phá dỡ.
Sáng 7/4, Bộ Xây dựng cũng có văn bản yêu cầu UBND Hà Nội rà soát quy hoạch kiến trúc công trình, tiếp thu ý kiến chuyên gia về việc phá dỡ tòa nhà trên.
Thông tin từ Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, công trình 61 Trần Phú không nằm trong "Danh mục công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa".
Theo đó, ngày 25/1/2017, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã có văn bản chấp thuận bản vẽ tổng mặt bằng và phương án kiến trúc cho dự án này. Công trình mới sẽ là tổ hợp thương mại dịch vụ, khách sạn cao cấp, chiều cao 11 tầng và 6 tầng hầm.
Tuy nhiên, dù không phải là công trình di sản được bảo vệ, việc phá dỡ tòa nhà có tuổi đời 100 năm vẫn gây ra nhiều ý tranh luận từ giới chuyên gia. Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp về sự kiện này, KTS Phạm Thanh Tùng - Chuyên gia kiến trúc đô thị, Hội KTS Việt Nam cho biết, vốn dĩ công trình này là nhà máy sản xuất công nghiệp, việc di dời, phá bỏ theo đúng chủ trương dời nhà máy khỏi nội đô.
Có thể bạn quan tâm |
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc phá dỡ toàn bộ, bên cạnh các công xưởng, khu đất còn có 4 tòa nhà hành chính xung quanh cần phải được bảo tồn với những kiến trúc phù hợp với cảnh quan khu vực.
“Dù đây không phải là di tích, nhưng nó gắn với một thời kỳ lịch sử. Xây dựng đô thị phải dựa trên nền tảng của văn hóa, đô thị có quá khứ, có hiện tại, có tương lai. Những di sản cũ dù của ai cũng có giá trị, là nguồn cội của đô thị” – ông Tùng nói.
Ông Tùng cũng bổ sung thêm, xét về mặt kiến trúc, liệu thể đặt một tòa nhà cao ốc hiện đại vào một quần thể kiến trúc, cảnh quan đậm nét lịch sử, văn hóa của trung tâm Thủ đô?
Mặt khác, nếu công trình được xây dựng tới 11 tầng và 6 tầng hầm, tổng diện tích 75.000m2 sàn liệu có quá lớn với khu vực này và tăng thêm nhiều áp lực hạ tầng cho khu vực này?
Đây là những câu hỏi mà dư luận đang đặt ra với chính quyền TP Hà Nội. Đặt biệt những quyết định này phải đảm bảo yêu cầu: “Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” vừa được Bộ Chính trị ban hành.
Ngày 06/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thực hiện việc phá dỡ, thi công xây dựng, thực hiện đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình tại số 61 phố Trần Phú, quận Ba Đình, TP Hà Nội.
Trên thực tế, xét theo khía cạnh di dời nhà máy ô nhiễm ra khỏi nội đô, việc phá dỡ nhà máy tại 61 Trần Phú là đúng quy định. Nhưng về các dãy nhà hành chính với lối kiến trúc cổ từ thời Pháp, TS.KTS Trương Ngọc Lân – Phó Trưởng khoa Khoa Kiến trúc và Quy hoạch (Đại học Xây dựng) cho rằng, dù công trình 61 Trần Phú không phải di tích được bảo vệ, nhưng với giá trị độc đáo của kiến trúc cùng tình trạng nguyên bản có một không hai của mình, xưởng cơ khí bưu điện xứng đáng được bảo tồn ít nhất là một phần cùng với những cây xanh gắn với nó để trở thành một trung tâm văn hóa sáng tạo, thành phố sẽ có một không gian đẹp không kém không gian sáng tạo nổi tiếng 798 ở Bắc Kinh được hình thành từ việc cải tạo một nhà máy cũ.
Đáng lưu ý, trên bức tường phía mặt đường giao cắt Nguyễn Thái Học - Lê Trực của công trình tại số 61 Trần Phú có bức phù điêu đắp nổi là minh chứng lịch sử ghi lại sự kiện bộ đội dân quân tự vệ Thủ đô bắn rơi máy bay Mỹ vào ngày 19/5/1967.
Các chuyên gia cũng chỉ ra tại Hà Nội cũng từng có những nhà máy cũ nay đã trở thành các không gian văn hóa như Trung tâm Văn hóa Pháp ở phố Tràng Tiền vốn trước đây là xưởng in của Báo Nhân dân; tổ hợp Zone 9 (cũ) ở phố Trần Thánh Tông được cải tạo từ một cơ sở sản xuất của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2; “quận nghệ thuật” Hanoi Creative City ở phố Lương Yên xây trên nền tòa nhà Kim khí Thăng Long...
Theo KTS Trương Ngọc Lân, nhìn vào thực tế kẽ hở khiến nhiều di sản công nghiệp bị biến đổi, bị phá hủy hoàn toàn một phần do công tác bảo tồn, duy tu, tôn tạo các công trình có lối kiến trúc đặc trung thời thuộc Pháp tại Thủ đô “chưa hoàn chỉnh”, có rất nhiều công trình kiến trúc chưa được xếp hạng.
Vị chuyên gia cho rằng, ở một số quốc gia, những công trình mà thậm chí chưa được công nhận là di sản nhưng nằm trong vùng được bảo tồn. Người dân vẫn có thể khai thác hiệu quả kinh tế, xã hội từ những công trình đó, đồng thời bảo tồn, gìn giữ phần “hồn cốt”, của công trình kiến trúc. Đó là mô hình “bảo tồn thích ứng” – gìn giữ và bảo vệ giá trị kiến trúc nhưng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế.
“Vấn đề cấp thiết đề ra là cần phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ phá huỷ, làm hư hỏng các công trình kiến trúc, các quần thể, các tuyến phố có giá trị. Giữ được những giá trị vật thể và phi vật thể của di sản kiến trúc thuộc địa Pháp trong thời gian lâu dài”. – KTS Trương Ngọc Lân nói.
Có thể bạn quan tâm
Khánh Hòa: Người dân bức xúc vì lùi thời hạn di dời nhà máy thuốc lá Khatoco
16:00, 05/03/2021
Vụ phá dỡ công trình 61 Trần Phú: Chọn cao ốc hay không gian công cộng?
11:21, 08/04/2022
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát quy hoạch kiến trúc công trình số 61 Trần Phú
08:00, 07/04/2022
Từ dự án 61 Trần Phú nghĩ về quyền lực của cơ quan quản lý văn hoá
05:03, 07/04/2022
Hà Nội: Lo ngại “8B Lê Trực thứ hai” tại khu đất 61 Trần Phú
20:00, 06/04/2022