Kim Động (Hưng Yên): Tăng cường thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Chính quyền huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đã phát huy nội lực, đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn, phát triển KT-XH theo hướng văn minh đô thị.

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xây dựng Hưng Yên thành tỉnh công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Văn Phúc – Chủ tịch UBND huyện Kim Động về vấn đề này.

Ông Bùi Văn Phúc - Chủ tịch UBND huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Ông Bùi Văn Phúc - Chủ tịch UBND huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

- Thưa ông, xin ông cho biết một số nét về tiềm năng, thế mạnh của huyện Kim Động trong thu hút đầu tư?

Kim Động là mảnh đất hội tụ nhiều tiềm năng cho sự phát triển. Nằm ở trung tâm của tỉnh Hưng Yên, cửa ngõ của thành phố Hưng Yên, bên tả ngạn sông Hồng, thuộc đồng bằng Bắc Bộ - trung tâm kinh tế năng động của cả nước, mảnh đất này có lợi thế trong liên kết vùng giữa thành phố, các huyện trong và ngoại tỉnh.

Huyện có hạ tầng giao thông khá đồng bộ với trên 654km đường giao thông được cứng hóa, đi lại thuận tiện. Địa bàn huyện có tuyến đường bộ nối 2 đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình dài 6,5km; 03 tuyến Quốc lộ gồm QL38, QL39 và QL38 mới với tổng chiều dài 14,7km.

Tuyến ĐT.378 chạy dọc trên đê và tuyến đường thủy trên sông Hồng dài khoảng 11km, kết nối với Hà Nội và thành phố Hưng Yên. Đặc biệt tới đây có đường quốc lộ mới chạy qua sẽ giúp Kim Động kết nối với tỉnh Thái Bình, Hải Dương và đường vành đai 4, 5 của Thủ đô Hà Nội…

Nguồn nhân lực của địa phương khá dồi dào và có trình độ chuyên môn. Toàn huyện có 68.500 người trong độ tuổi lao động; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 17,12%; lao động trong độ tuổi từ 15 - 45 chiếm 43% tổng số lao động của huyện.

Kim Động đang trên đà phát triển nhanh về kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng sản xuất năm 2021 đạt 10,32%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 01 thị trấn và 02 xã đạt tiêu chí đô thị loại V; Có 02 Khu công nghiệp (KCN) và 08 cụm công nghiệp (CCN). Trong đó, CCN Lương Bằng đã lấp đầy 100%; các CCN khác đang tiếp tục thu hút đầu tư và sẽ lấp đầy trong thời gian không xa. Dịch vụ, thương mại phát triển mạnh. Trên địa bàn có trên 270 doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động, trong đó có 08 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nhiều dự án lớn đã đi vào hoạt động.

- Thực trạng các cụm công nghiệp hiện nay trên địa bàn huyện Kim Động như thế nào, thưa ông?

Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kim Động (Ảnh: Kim Dung)

Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kim Động (Ảnh: Kim Dung)

Trên địa bàn huyện Kim Động hiện quy hoạch xây dựng 08 CCN với tổng diện tích 456,37ha, thuộc địa bàn các xã Vũ Xá, Hiệp Cường, Phú Thịnh, Hùng An, Phạm Ngũ Lão, Nghĩa Dân và TT Lương Bằng. Quy hoạch phát triển CCN của huyện theo 2 giai đoạn: Giai đoạn đến năm 2020 có 02 CCN là Lương Bằng – Hiệp Cường, Phạm Ngũ Lão – Nghĩa Dân; giai đoạn 2021 – 2030 có 06 CCN và hiện đang đề nghị bổ sung quy hoạch thêm một số cụm công nghiệp khác.

Đến nay, CCN Lương Bằng – Hiệp Cường đã được xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật cơ bản gồm đường giao thông nội bộ, cấp thoát nước; CCN Phạm Ngũ Lão – Nghĩa Dân đã được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt thành lập cụm và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, hiện đang thực hiện các bước đầu tư và thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn huyện theo nguyên tắc tách biệt với khu dân cư và cạnh các tuyến đường giao thông lớn. Các CCN có quy mô vừa và nhỏ tận dụng tối đa lợi thế, gắn kết không gian phát triển công nghiệp của tỉnh Hưng Yên, hình thành mối liên kết trong sản xuất công nghiệp.

>> Hưng Yên – Gỡ vướng cho doanh nghiệp thông qua đối thoại

>> Thủ tướng: Hưng Yên có điều kiện để phát triển toàn diện, hài hòa, nhanh và bền vững

- Muốn phát triển KT-XH, đặc biệt là công nghiệp và đô thị, cần phải phát triển hạ tầng giao thông. Ông hãy cho biết tình hình xây dựng hạ tầng giao thông của địa phương hiện nay? Phương hướng phát triển trong thời gian tới?

Như đã nói ở trên, hệ thống giao thông của Kim Động khá đồng bộ. Toàn huyện có 3 tuyến đường QL và 01 tuyến đường nối hai cao tốc chạy qua, tạo đà thông thương khá thuận lợi cho huyện. Ngoài các tuyến đường lớn, hệ thống giao thông đường huyện và giao thông nông thôn của Kim Động cũng được đầu tư, nâng cấp trải thảm bê tông nhựa, nâng cao chất lượng mặt đường.

Trong giai đoạn 2021-2025, chúng tôi sẽ xây dựng, nâng cấp từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông theo hướng hiện đại – đồng bộ - kết nối. Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông phục vụ các KCN, CCN, đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch…

Cụ thể, đến 2030, huyện phấn đấu huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng khoảng 370km đường giao thông các loại với kinh phí khoảng 2.250 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện sẽ có một tuyến đường được nâng cấp thành quốc lộ, đạt cấp III, có điểm đầu tại xã Phú Thịnh, giao cắt với tuyến đường nối 2 cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với Cầu Giẽ - Ninh Bình, điểm cuối giao với ĐT376 huyện Ân Thi.

Đồng thời, Kim Động phấn đấu có ít nhất 20% các tuyến đường giao thông thuộc huyện quản lý có mặt đường trải thảm nhựa bê tông và đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng. Xây dựng mới một số tuyến đường giao thông đối ngoại, các điểm nút giao thông kết nối với thành phố Hưng Yên, kết nối với đường nối 2 cao tốc và kết nối với các CCN. Như vậy, vừa mở rộng thông thương, vừa phát triển và lấp đầy được các CCN.

Để hoàn thành các mục tiêu nêu trên, huyện đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn. Theo đó, năm 2022 - 2023, hoàn thiện xong quy hoạch chi tiết 1/500 các CCN trên địa bàn trình UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt; hoàn thiện thủ tục thu hồi đất, giao đất, đền bù, GPMB, lập và trình hồ sơ dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và triển khai, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật.

Song song đó, huyện tập trung đầu tư hạ tầng ngoài cụm công nghiệp, kêu gọi đầu tư, phát triển hệ thống giao thông đối ngoại, giao thông kết nối và có tính lan tỏa. Phấn đấu đến 2025, tiếp nhận từ 30-40 các nhà đầu tư, doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh tại các CCN, thu hút khoảng 10.000 lao động làm việc.

Quốc lộ 39 có vai trò to lớn trong hệ thống giao thông đối ngoại, phát triển KCN, CNN đối với huyện Kim Động (Ảnh: Vũ Phường)

Quốc lộ 39 có vai trò to lớn trong hệ thống giao thông đối ngoại, phát triển KCN, CNN đối với huyện Kim Động (Ảnh: Vũ Phường)

- Với vai trò là người đứng đầu chính quyền, ông có tầm nhìn, chiến lược như thế nào nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn?

Để hoàn thành được các mục tiêu nói trên, trước mắt chúng tôi tập trung vào các giải pháp sau:

Một là: Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư. Trong đó, tập trung hoàn thiện Quy hoạch sử dụng đất và công khai rộng rãi để nhân dân, doanh nghiệp tiếp cận, nghiên cứu, đầu tư. Quy hoạch quỹ đất phù hợp để kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng khu nhà ở công nhân, khu dịch vụ - thương mại phục vụ cho KCN, CCN. Đồng thời, đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn, có tiềm năng, sản xuất sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Hai là: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), giảm bớt các TTHC không cần thiết, gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân, phấn đấu 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.

Ba là: Công khai, minh bạch các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng, phát triển KCN, CCN, cơ chế chính sách, TTHC,… trên hệ thống công thông tin điện tử, báo chí,…; đẩy mạnh hoạt động đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư thuận lợi trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

Bốn là: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp trên tinh thần “Hỗ trợ - Lắng nghe thấu hiểu – Thân thiện – Nhiệt tình”. Đồng thời, liên kết các cơ sở đào tạo để nâng trình độ tay nghề cho nguồn nhân lực của huyện, cung cấp cho các doanh nghiệp.

Năm là: Tăng cường công tác QLNN đối với các dự án đầu tư nhằm đảm bảo tiến độ công tác GPMB, tạo quỹ đất sạch cho doanh nghiệp thực hiện đúng tiến độ đầu tư; tránh trường hợp sai sót, cán bộ nhũng nhiễu. Ngoài ra, đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông,… tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư khi triển khai dự án trên địa bàn huyện.

Kim Động là vùng đất địa linh nhân kiệt, hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Chúng tôi tin rằng, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển, Kim Động luôn là điểm đến an toàn, hấp dẫn với các nhà đầu tư trong, ngoài tỉnh và đầu tư FDI.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kim Động (Hưng Yên): Tăng cường thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713584885 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713584885 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10