Kinh tế TP.HCM năm 2022: Tăng trưởng ấn tượng trong năm phục hồi hậu đại dịch COVID-19

ĐÌNH ĐẠI 31/12/2022 02:00

Năm 2022, kinh tế TP.HCM đã có sự tăng trưởng ấn tượng, với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số. Đây cũng là năm TP.HCM đặt mục tiêu là năm phục hồi kinh tế - xã hội hậu đại dịch COVID-19.

>>>TP.HCM chính thức “cấm” xe khách giường nằm vào nội đô thành phố

Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với TP.HCM, là năm phục hồi kinh tế - xã hội sau tác động của đại dịch COVID-19.

Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với TP.HCM, là năm phục hồi kinh tế - xã hội sau tác động của đại dịch COVID-19.

Theo Cục Thống kê TP.HCM, năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Thành phố, là năm phục hồi kinh tế - xã hội sau tác động của đại dịch COVID-19, tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 – 2025. Từ mức giảm sâu 5,36% của năm 2021 (chưa từng có trong lịch sử), đến nay Thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao hơn mức tăng trưởng chung cả nước.

GRDP tăng 9,03%

Tổng sản phẩm trên địa bàn TP.HCM (GRDP) năm 2022 tăng 9,03% so với cùng kỳ. Trong đó: Khu vực nông lâm thuỷ sản tăng 3,74%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,92%, khu vực thương mại dịch vụ tăng 8,37%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,41%.

Giá trị tăng thêm của 9 ngành dịch vụ trọng yếu chiếm 58,7% trong GRDP và chiếm 91,7% trong khu vực dịch vụ. Có 3/9 ngành dịch vụ có mức tăng trưởng cao hơn 9,03% so với cùng kỳ gồm: Thương nghiệp tăng 10,47%, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 47,05% và thông tin truyền thông tăng 9,13%.

Về cơ cấu kinh tế năm 2022, xét theo giá hiện hành, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 0,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,1%; khu vực thương mại dịch vụ chiếm 64,0%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 13,3%.

Sản xuất công nghiệp tăng 13,9%

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) năm 2022 ước tính tăng 13,9% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,0%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 9,4%.

Sản xuất công nghiệp tăng 13,9%.

Sản xuất công nghiệp tăng 13,9%.

Đối với ngành công nghiệp cấp II, có 24/30 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 tăng so với năm 2021. Trong đó, một số ngành có mức tăng cao như: Sản xuất đồ uống tăng 62,8%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 61,2%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 58,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 53,7%; dệt tăng 36,5%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 32,5%.

Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 tăng 20,4% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành lương thực thực phẩm và đồ uống tăng 30,5%, ngành cơ khí tăng 8,7%, ngành hóa dược tăng 32,2%, ngành sản xuất hàng điện tử giảm 2,0%.

Đối với 3 ngành truyền thống, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 tăng 17,9% so với cùng kỳ; trong đó sản xuất trang phục tăng 19,8%, ngành dệt tăng 36,5%, ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 8,2%.

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12 năm 2022 ước tính giảm 1,6% so với tháng 11 năm 2022 và giảm 8,2% so với cùng kỳ. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 12 ước tính tăng 24,5% so với cùng thời điểm năm trước.

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 30,5%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 ước tính đạt 1.089.446 tỷ đồng, tăng 30,5% so với cùng kỳ. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2022 ước đạt 625.520 tỷ đồng, chiếm 57,4% tổng mức và tăng 20,5% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 84.805 tỷ đồng, chiếm 7,8% tổng mức và tăng 27,5%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 6.701 tỷ đồng, chiếm 0,6% và tăng 190,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 372.420 tỷ đồng, chiếm 34,4% và tăng 34,9% so với cùng kỳ.

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 30,5%.

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 30,5%.

Vận tải hành khách năm 2022 ước tính đạt 865.383 nghìn hành khách, tăng 178,4% so với cùng kỳ và 17.909 triệu lượt hành khách.km luân chuyển, tăng 143,0%; vận tải hàng hóa đạt 427.393 nghìn tấn, tăng 34,6% và 344.557 triệu tấn.km luân chuyển, tăng 47,1%.

>>>Đối thoại doanh nghiệp tại TP.HCM: Nhiều câu hỏi về hoàn thuế GTGT… “bị nợ”

Doanh nghiệp thành lập mới tăng 42,3%

Tính từ đầu năm đến ngày 20/12/2022, toàn thành phố đã có 44.369 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký đạt 472.559 tỷ đồng. So với cùng kỳ, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tăng 42,3%, vốn đăng ký giảm 4,9%; trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo có số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tăng 47,4%, vốn đăng ký giảm 37,1%; ngành vận tải kho bãi có số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tăng 39,9%, vốn đăng ký giảm 21,0%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống có số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tăng 85,7%, vốn đăng ký tăng 115,5%; ngành giáo dục và đào tạo có số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tăng 65,1%, vốn đăng ký tăng 64,1%; ngành thương nghiệp có số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tăng 39,5, vốn đăng ký tăng 4,2%; ngành thông tin truyền thông có số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tăng 16,5%, vốn đăng ký tăng 10,2%.

Thu ngân sách Nhà nước vượt 18,4%

Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2022 ước thực hiện 457.510 tỷ đồng, vượt 18,4% dự toán, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 294.500 tỷ đồng, vượt 13,5% dự toán, tăng 11,3%; thu từ dầu thô 25.000 tỷ đồng, vượt 138,1% dự toán, tăng 57,4%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 138.000 tỷ đồng, vượt 18,5% dự toán, tăng 16,8% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) năm 2022 ước thực hiện 90.209 tỷ đồng, đạt 90,5% dự toán và giảm 32,6% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển 33.319 tỷ đồng, giảm 2,4%; chi thường xuyên đạt 53.769 tỷ đồng, giảm 5,4% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 1,8%

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp thành phố xuất qua cảng Thành phố (kể cả dầu thô) năm 2022 ước đạt 41.580,3 triệu USD, tăng 1,8%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp thành phố xuất qua cảng Thành phố (kể cả dầu thô) năm 2022 ước đạt 41.580,3 triệu USD, tăng 1,8%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp thành phố xuất qua cảng Thành phố (kể cả dầu thô) năm 2022 ước đạt 41.580,3 triệu USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ. Chia ra, khu vực kinh tế Nhà nước đạt 2.960,9 triệu USD, tăng 17,6%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 13.201,5 triệu USD, tăng 12,6%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 25.417,9 triệu USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ.

Thị trường xuất khẩu hàng hoá chủ lực của các doanh nghiệp thành phố xuất qua cảng Thành phố đứng đầu vẫn là Trung Quốc (đạt 9,1 tỷ USD, chiếm 21,8% tỷ trọng xuất khẩu, giảm 6,2% so với cùng kỳ), tiếp theo là Hoa Kỳ (đạt 7,4 tỷ USD, chiếm 17,7%, tăng 9,1%), Nhật Bản (đạt 2,9 tỷ USD, chiếm 7,2%, tăng 21,2%), Hong Kong (đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 5,9%, giảm 38,8%).

Trong năm 2022 (không tính dầu thô) có 6 nhóm hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 65,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, đứng đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 15,3 tỷ USD, chiếm 36,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 10,8% so với cùng kỳ; kế đến là nhóm hàng dệt may, đạt 4,4 tỷ USD, chiếm 10,6%, tăng 25%; thứ ba là nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,7 tỷ USD, chiếm 6,5%, tăng 25,4%; thứ tư là nhóm hàng giày dép, đạt 2,5 tỷ USD, chiếm 6%, tăng 48,7%; thứ năm là mặt hàng gạo, đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 2,9%, tăng 7,2%; thứ sáu là hàng rau, quả đạt 1,02 tỷ USD, chiếm 2,4%, tăng 9,4%.

Đồng hành cùng doanh nghiệp

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Thành phố đang có trên 515.000 doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây là nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự phát triển, chất lượng, tốc độ tăng trưởng của Thành phố. Doanh nghiệp không chỉ đóng góp ngân sách mà còn hiến kế giúp Thành phố xây dựng chính sách và định hướng đúng đắn để phát triển, từng bước xây dựng thương hiệu và năng lực cạnh tranh của Thành phố trên trường quốc tế.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhận định, từ diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới vẫn sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến tiến trình phục hồi bền vững của doanh nghiệp. Đơn hàng sụt giảm dịp cuối năm, giá xăng dầu chưa thực sự ổn định, chi phí sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao tiếp tục đặt ra những khó khăn lớn cho nền kinh tế nói chung và các ngành sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, thương mại dịch vụ nói riêng trong thời gian tới.

Do đó, người đứng đầu chính quyến TP.HCM khẳng định, việc duy trì chính sách đồng bộ nhằm nâng cao nội lực, tăng khả năng kết nối thị trường và tháo gỡ kịp thời những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải là hết sức quan trọng.

"Trong năm 2023, Thành phố sẽ tập trung phát triển ngành logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn của Thành phố, phát huy vai trò trung tâm phân phối hàng hóa lớn nhất phía Nam. Đây được xem giải pháp giúp doanh nghiệp tránh bị đứt gãy chuỗi cung ứng, đồng thời giảm chi phí logistics do phụ thuộc vào các hãng tàu nước ngoài", Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM chính thức “cấm” xe khách giường nằm vào nội đô thành phố

    TP.HCM chính thức “cấm” xe khách giường nằm vào nội đô thành phố

    09:55, 30/12/2022

  • Người dân TP.HCM đón noel như thế nào?

    Người dân TP.HCM đón noel như thế nào?

    23:00, 24/12/2022

  • TP.HCM: Nhiều “bất thường” tại các gói thầu trang thiết bị y tế do Sở Y tế làm chủ đầu tư

    TP.HCM: Nhiều “bất thường” tại các gói thầu trang thiết bị y tế do Sở Y tế làm chủ đầu tư

    12:30, 24/12/2022

  • Đối thoại doanh nghiệp tại TP.HCM: Nhiều câu hỏi về hoàn thuế GTGT… “bị nợ”

    Đối thoại doanh nghiệp tại TP.HCM: Nhiều câu hỏi về hoàn thuế GTGT… “bị nợ”

    05:46, 24/12/2022

  • TP.HCM: Đầu tư 4.800 tỷ đồng để giảm kẹt xe khu vực sân bay Tân Sơn Nhất

    TP.HCM: Đầu tư 4.800 tỷ đồng để giảm kẹt xe khu vực sân bay Tân Sơn Nhất

    08:22, 21/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh tế TP.HCM năm 2022: Tăng trưởng ấn tượng trong năm phục hồi hậu đại dịch COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO