6 tháng đầu năm, cán cân thương mại thâm hụt do nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất của các doanh nghiệp nhằm phục hồi lại quá trình sản xuất.
Trong báo cáo vừa được công bố, Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách (VEPR) cho biết tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2021 ước tính đạt 1.177,6 nghìn tỷ đồng, giảm 8,4% so với quý trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.463,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 3,55% (cùng kỳ năm 2020 giảm 5,77%). Tận dụng các kênh, nền tảng mua sắm trực tuyến, các doanh nghiệp bán lẻ có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân một cách dễ dàng. Vì thế ngành bán lẻ không chịu ảnh hưởng tiêu cực khi dịch bệnh bùng phát trở lại trong cuối Quý 2 .
Tuy nhiên, nhóm phân tích của VEPR lưu ý, những thống kê mang tính truyền thống về thị trường bán lẻ có thể bị đánh giá thấp hơn thực tế nếu không bao quát được thị trường online.
Cùng với đó, cán cân thương mại hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2021 ước tính thâm hụt 993 triệu. So với mức thặng dư cùng kỳ năm trước (1,85 tỷ USD), sự thâm hụt của cán thương mại này là do nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất của các doanh nghiệp đang phục hồi sản xuất. Trong Quý 2/2021, khu vực trong nước thâm hụt 8,58 tỷ USD, tăng 86,7%. Khu vực FDI thặng dư 4,31 tỷ USD, giảm 31,7%.
Kim ngạch xuất khẩu quý 2 ước tính đạt 79,23 tỷ USD, tăng 33,5% và tăng 1,1%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI đạt 57,4 tỷ USD, tăng 38,2% và kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 21,8 tỷ USD, tăng 22,5%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 158,34 tỷ USD, tăng 35,57 tỷ USD, tăng tương ứng 29% khu vực kinh tế trong nước đạt 40,89 tỷ USD, tăng 16,8%, chiếm 25,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 116,74 tỷ USD, tăng 33%, chiếm 74,1%.
“Có thể thấy khu vực FDI đang tận dụng tốt các cơ hội từ những hiệp FTA mà Việt Nam đã ký hơn khu vực kinh tế trong nước”, nhóm phân tích VEPR đánh giá.
Tổng kim ngạch nhập khẩu quý 1 ước tính đạt 75,61 tỷ USD, tăng 27,08%. Cụ thể, nhập khẩu của khu vực FDI tăng 42,82%, chiếm 65,77% kim ngạch nhập khẩu (Quý 1/2020 chỉ chiếm 58,52%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 84 tỷ USD, tăng 29,3%, nhóm hàng công nghiệp nhệ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 58 tỷ USD, tăng 31,2%, nhóm hàng nông, lâm sản đạt 11,58 tỷ USD, tăng 15,8%, nhóm hàng thủ y sả n đạt 4,05 tỷ USD, tăng 12,4%.
“Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vẫn duy trì tăng trưởng ổn định và ở mức tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường lớn và các thị trường có FTA với Việt Nam đều đạt mức”, VEPR nhận định.
Đặc biệt, cán cân thương mại theo khu vực tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020. Nhu cầu hàng hóa trên thị trường thế giới đang hồi phục trở lại, đây được đánh giá là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là các doanh nghiệp tận dụng tốt Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết.
Trong nửa đầu năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 45,58 tỷ USD, tiếp đến là Trung Quốc đạt 24,9 tỷ USD. Thị trường EU đạt 19,3 tỷ USD, thị trường ASEAN đạt 13,9 tỷ USD, Hàn Quốc đạt 10,32 tỷ USD, Nhật Bản đạt 10,6 tỷ USD,.
Kim ngạch nhập khẩu quý 2 ước tính đạt 83,5 tỷ USD, tăng 45,7% và tăng 10,4% (qoq). Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 159,33 tỷ USD, tăng 42,43 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 149,32 tỷ USD, tăng 36,7% trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị,dụng cụ phụ tùng đạt 72 tỷ USD, nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 77,35 tỷ USD, nhóm hàng tiêu dùng ước đạt 9,78 tỷ USD.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 2,92 tỷ USD, tăng 52,92% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc, thị trường ASEAN, Nhật Bản, thị trường EU và thị trường Hoa Kỳ.
Đáng lưu ý, vào ngày 16/04/2021, Bộ Tài chính Mỹ đã rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ khi không đủ bằng chứng kết luận như trong báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ” vào tháng 12 năm 2020.
Mặc dù có xảy ra bất đồng trong vấn đề chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, nhưng chính quyền Hoa Kỳ vẫn chưa áp đặt thuế trừng phạt lên bất cứ hàng hóa nào của Việt Nam. Tuy nhiên, thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Mỹ vẫn tiếp tục tăng trong những năm qua khiến chính phủ Mỹ triệu tập một cuộc họp nhằm giải quyết vấn đề nói trên vào ngày 7/7/2021, trong đó có xêm xét đến việc đánh thuế một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.
Nếu chính phủ Hoa Kỳ quyết định áp thuế một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thương mại của Việt Nam do Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đến ngày 19/7/2021, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm giải quyết các lo ngại của Bộ Tài chính Hoa Kỳ về chính sách điều hành tiền tệ của Việt Nam. Theo đó, thỏa thuận sẽ trì hoãn vô thời hạn việc áp thuế đối với hàng hóa được nhập khẩu từ Việt Nam.
Kỳ IV: Sức ép lạm phát gia tăng
Có thể bạn quan tâm
09:36, 23/07/2021
04:15, 22/07/2021
17:37, 21/07/2021
15:00, 20/07/2021
03:30, 20/07/2021
04:15, 17/07/2021