Kit test COVID-19 bị “thổi giá” – Ai trả lại tiền “chênh” cho người dân, doanh nghiệp?

Diendandoanhnghiep.vn Bên cạnh số tiền lời khổng lồ, những “móc ngoặc” lợi ích bằng “hoa hồng”,… vụ việc “thổi giá” kit test COVID-19 còn được quan tâm với câu hỏi: ai sẽ trả lại tiền “chênh” cho người dân, doanh nghiệp?

>> Vụ “thổi giá” kit xét nghiệm COVID-19: Cử tri quan tâm trách nhiệm các cơ quan liên quan

Xoay quanh vụ “thổi giá” kit test COVID-19 xảy ra tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), bên cạnh những chiêu thức “móc ngoặc” tinh vi, số tiền thu lời bất chính khổng lồ, dư luận còn đặc biệt quan tâm đến câu hỏi: ai sẽ trả lại tiền “chênh” cho người dân, doanh nghiệp? Nhất là khi thủ đoạn “thổi giá” âm thầm diễn ra, cũng là lúc người dân, doanh nghiệp đang phải “gồng mình” trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 nhưng vẫn phải bỏ ra một số tiền lớn để chi trả xét nghiệm COVID-19.

Trong lúc người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, cũng là lúc Công ty Việt Á âm thầm để

Trong lúc người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, cũng là lúc Công ty Việt Á âm thầm để "móc túi" bằng chiêu thức "thổi giá" kit test COVID-19 - Ảnh minh họa

Mới đây, ông Võ Văn Phục - Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản sạch Việt Nam (Sóc Trăng) cho biết, đơn vị đã có đơn gửi Bộ Công an và Công an tỉnh Sóc Trăng để báo cáo tình hình giao dịch với Công ty Việt Á.

Theo đó, từ 30/7 đến 11/10/2021, doanh nghiệp này đã 4 lần mua hóa chất phát hiện COVID-19 bằng phương pháp Realtime PCR của Công ty Việt Á. Trong đó, đã mua 5.200 kit test (480 kit khuyến mãi) với số tiền trên 2,1 tỷ đồng, doanh nghiệp có xuất hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định và đã hoàn tất thanh toán.

>> Bộ Y tế nói gì về việc Công ty Việt Á "thổi giá" kit xét nghiệm COVID-19?

Ông Phục đề nghị, sau khi có kết luận thanh tra, cơ quan có thẩm quyền cần buộc Công ty Việt Á phải hoàn trả lại số tiền chênh lệch mà Công ty của ông đã mua, bởi hiện Công ty của ông rất khó khăn trong sản xuất kinh doanh do tác động dịch COVID-19.

“Chi phí xét nghiệm nhanh cho cán bộ, công nhân mỗi tháng gần 1 tỷ đồng. Mua đúng giá không sao, đằng này họ nâng giá trên trời trong lúc mọi người khó khăn”, ông Phục bức xúc.

Thực tế, đây là vấn đề không chỉ của riêng lãnh đạo Công ty cổ phần thủy sản sạch Việt Nam, mà nó là vấn đề dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, khi số tiền lời khổng lồ Công ty Việt Á thu được từ việc “thổi giá” kit test COVID-19 được “móc” từ túi của người dân, doanh nghiệp trong lúc họ khó khăn nhất, cần được hoàn trả lại.

Nói không xa, trong thời gian “loạn giá” xét nghiệm, không ít doanh nghiệp đã rơi vào trạng thái khó khăn, khi chi phí xét nghiệm cho nhân công theo quy định để duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh là không hề rẻ.

Ai sẽ trả lại tiền

Ai sẽ trả lại tiền "chênh" người dân, doanh nghiệp đã bị Công ty Việt Á "thổi giá" sản phẩm - Ảnh minh họa

Trước đó, thông tin với báo chí, Trưởng phòng nhân sự một doanh nghiệp tại khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) cho biết, Công ty có 3.000 công nhân, theo yêu cầu, 3 ngày/lần, Công ty phải xét nghiệm 20% tổng số lao động. Mỗi lần xét nghiệm khoảng 600 người, Công ty phải thuê đơn vị dịch vụ chuyên xét nghiệm, giá dịch vụ test nhanh là 200.000 đồng/người/lần, tính ra mỗi lần xét nghiệm là 120 triệu đồng. Chỉ tính trong thời gian Hà Nội giãn cách đến 21/9, riêng khoản chi cho xét nghiệm đã lên tới gần 3 tỷ đồng.

Thực trạng doanh nghiệp “đau đầu” vì phí test cũng khá phổ biến tại TP. Hồ Chí Minh, một doanh nghiệp chuyên sản xuất thiết bị điện trong khu chế xuất Tân Thuận (Q.7) cũng cho biết, chỉ trong tháng 8, Công ty đã phải chi trả chi phí xét nghiệm sàng lọc (gồm cả test nhanh và RT-PCR) cho người lao động khoảng 23 tỷ đồng.

Trước những tác động tiêu cực của COVID-19, không ít Hiệp hội doanh nghiệp cũng lên tiếng kêu cứu về các quy định liên quan đến kit test của các địa phương và giá kit test “trên trời” bào mòn “sức khỏe” của doanh nghiệp, nhưng hầu như các địa phương và các bộ ngành đều phản ứng rất yếu ớt hoặc bỏ mặc doanh nghiệp tự xoay xở với vấn nạn này.

Như tại địa bàn có hàng trăm doanh nghiệp của nhiều cụm/khu công nghiệp như Thị xã Tân Uyên (Bình Dương), lãnh đạo địa phương yêu cầu triển khai test nhanh 100% người lao động, đồng thời gửi danh sách đến Trung tâm y tế để ký hợp đồng.

Theo đó, các doanh nghiệp phải ký hợp đồng với Trung tâm y tế với giá 238.000 đồng/test và doanh nghiệp tự chi trả chi phí. Với hàng trăm ngàn lao động ở địa bàn, mỗi doanh nghiệp đã phải chi trả hàng chục đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi đợt test và test liên tục, khó chồng khó là hiện trạng chung của các doanh nghiệp.

Từ thực trạng đã nêu có thể thấy, chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra cho việc xét nghiệm là rất lớn, dù không phải doanh nghiệp nào cũng bị Công ty Việt Á “móc túi”, tuy nhiên, quay trở lại thông tin của vụ việc “thổi giá” kit test COVID-19, với độ phủ cung cấp cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng cho thấy, một lượng không nhỏ người dân, doanh nghiệp đã trở thành bị hại.

Trong điều kiện đã kiệt quệ cả về thể chất và túi tiền trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, việc mong muốn được hoàn trả lại số tiền “chênh” đã phải bỏ ra của người dân, doanh nghiệp, hoàn toàn chính đáng, nhưng ai trả? Vẫn chỉ là câu hỏi chờ hồi kết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kit test COVID-19 bị “thổi giá” – Ai trả lại tiền “chênh” cho người dân, doanh nghiệp? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714327718 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714327718 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10