UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo kiểm tra những dự án trồng, kinh doanh và sản xuất Sâm Ngọc Linh.
>>Quảng Nam phát triển “du lịch sâm”
Trong hành động mới nhất bảo vệ danh tiếng của Sâm Ngọc Linh, ngày 17/3 Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum đã ra văn bản truyền đạt ý kiến của ông Nguyễn Hữu Tháp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Theo đó, ông yêu cầu các sở, ngành dựa trên nhiệm vụ chức năng của mình phối hợp với huyện Kon Plông rà soát, kiểm tra thông tin về dự án vườn sâm Ngọc Linh của Công ty MHG.
Thời gian qua, không chỉ Công ty CP Sâm Việt Nam (trụ sở tại tỉnh Kon Tum) công bố thông tin đang sở hữu 10 ha sâm Ngọc Linh đã được cơ quan chức năng xác minh và "vạch mặt" vườn sâm này chỉ có trên "miệng".
Công ty MHG còn thông tin năm 2021 đã trồng thành công 30.000 gốc, năm 2022 sẽ tiếp tục trồng mới và nâng số lượng cây gốc đạt 260.000 gốc.
Trong khi đó, tại tỉnh Kon Tum, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ khẳng định chỉ cấp chỉ dẫn địa lý cho sâm Ngọc Linh tại 9 xã của 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei. Công ty MHG chưa được UBND tỉnh Kon Tum cấp phép trồng sâm. Tỉnh Quảng Nam cũng khẳng định công ty MHG chưa được cấp phép trồng Sâm Ngọc Linh. Hợp tác xã Tuyết Sơn ở huyện Kon Plông mà Công ty MHG giới thiệu trồng sâm tại đây nằm ngoài chỉ dẫn địa lý về Sâm Ngọc Linh.
Năm 2021, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành kế hoạch số 3826/KH-UBND ngày 14/09/2021 về bảo vệ thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum. Đây là sản phẩm chủ lực, đặc hữu, quý hiếm của tỉnh Kon Tum, đã được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm Sâm củ và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Sâm Ngọc Linh Kon Tum. Tuy nhiên, hiện nay thị trường xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân giới thiệu, buôn bán một số sản phẩm từ sâm Ngọc Linh không rõ nguồn gốc, xuất xứ và chưa được kiểm định chất lượng; đặc biệt có hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng đối với sản phẩm sâm Ngọc Linh, gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng, ảnh hưởng lớn đến việc xây thương hiệu và sản phẩm quốc gia sâm Ngọc Linh.
Thương hiệu sâm Ngọc Linh được coi là "Quốc bảo" Việt Nam. Các nhà khoa học đã chứng minh là loại sâm quý hiếm trên thế giới với nhiều dưỡng chất không có trên các loại sâm khác cho nên mức giá lên đến hơn 100 triệu đồng/kg sâm tươi. Chính vì sự đắt đỏ và quý hiếm này mà nhiều tổ chức, cá nhân đã mượn danh “Sâm Ngọc Linh” để kiếm tiền làm xấu đi hình ảnh của Sâm Ngọc Linh và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Đã đến lúc, các cơ quan chức năng cần mạnh tay xử lý vấn đề này để bảo vệ một thương hiệu Quốc gia.
Có thể bạn quan tâm
“Mượn danh” Sâm Ngọc Linh để trục lợi
19:57, 10/03/2022
Nâng tầm giá trị sâm Ngọc Linh
11:51, 12/10/2019
Phát huy vai trò nòng cốt của doanh nghiệp trong chiến lược phát triển sâm Ngọc Linh
07:00, 21/01/2019
Để “quốc bảo” sâm Ngọc Linh định vị thị trường thế giới: Kỳ 1: Đừng để “quốc bảo” sâm Ngọc Linh ngủ đông
13:55, 26/09/2018