Kon Tum: Sẽ có 3000 tỷ ngân sách mỗi năm từ rừng?

MAI CHIẾN 01/11/2023 06:10

Đây là con số khả thi sẽ thu được nếu 600.000 héc ta rừng được tỉnh Kon Tum bán được tín chỉ carbon cho đối tác.

>>Cơ hội kinh doanh tín chỉ carbon

Trong buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, Công ty Cổ phần EcoTree thông tin với mỗi ha rừng giàu lưu lượng hấp thụ trong diện tích 150.000 ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có thể sẽ bán được từ 25 đến 30 tín chỉ carbon/ha, giá mua bình quân là 10 Euro cho tín chỉ.

Tài nguyên rừng của tỉnh Kon Tum đã được giới đầu tư chứng chỉ CO2 của Đức ngắm đến. Với khả năng 1ha rừng có thể xử lý từ 20 tấn CO2 đến 30 tấn CO2 trong 1 năm, tương đương với người đầu tư chứng chỉ CO2 (người thuê rừng xử lý khí thải CO2) sẽ phải trả từ 200 Euro đến 300 Euro trên 1 ha rừng trong  năm đó.

Trước mắt, doanh nghiệp đề xuất sẽ bán thử nghiệm 150.000 ha rừng trên tổng diện tích 600.000 ha rừng sẵn có của tỉnh Kon Tum. Nếu điều này thành hiện thực đây sẽ là nguồn lợi giúp tỉnh đẩy mạnh phát triển rừng bền vững, nâng cao thu nhập ổn định đời sống cho các đơn vị chủ rừng và người lao động, người dân.

Ông Lê Thanh Tùng – Giám đốc Công ty Cổ phần EcoTree cho biết “doanh nghiệp là đơn vị được sự tín nhiệm hợp tác, đối tác của TUV Rheinland CHLB (Đức). TUV là một hiệp hội độc lập nên rất công bằng, minh bạch trong quá trình kiểm tra và chứng nhận. Hiện EcoTree đang được làm việc cùng các nhà khoa học chuyên về khí hậu môi trường nhà kính tại châu Âu, các ông chủ ngành sản xuất công nghiệp lớn tại châu Âu và thế giới, (có nhu cầu đầu tư chứng chỉ CO2).”

Ngành lâm nghiệp Tây Nguyên đối mặt với vấn đề bỏ việc của người lao động vì lương thấp và áp lực nhiều

Ngành lâm nghiệp Tây Nguyên đối mặt với vấn đề bỏ việc của người lao động vì lương thấp và áp lực nhiều

Ông Phạm Xuân Khanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, “diện tích rừng ở Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung là rất lớn. Nếu bán được tín chỉ carbon, thì sẽ tránh được lãng phí nguồn tài nguyên. Vì điều kiện đời sống người dân, người lao động tham gia bảo vệ rừng rất khó khăn, cần tăng thêm nguồn thu nhập.”

Sự khó khăn của doanh nghiệp, nguồn lao động trong quản lý bảo vệ rừng đang luôn là nỗi lo bởi người lao động ở đây liên tục xin nghỉ việc hoặc chuyển đổi ngành nghề khác. Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho biết từ năm 2018 đến nay có hơn 400 cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng tại tỉnh này xin nghỉ việc. Trong đó, 222 người làm việc tại các ban quản lý rừng, 173 người làm việc tại các công ty TNHH MTV lâm nghiệp thuộc quản lý 100% vốn của Nhà nước và 6 kiểm lâm.

Do đó, hầu hết các đơn vị chủ rừng đều đồng ý với việc bán tín chỉ carbon. Đây là hướng đi mới, giúp chủ rừng có nguồn tài chính ổn định, nâng cao được công tác bảo vệ rừng.

Ông Đào Xuân Thủy - Giám đốc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum nói “Hiện rừng vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng sẵn có, nhất là việc xử lý tín chỉ carbon thuê cho các nước có nền công nghiệp phát triển. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.”

Hơn 10 đại diện là các đơn vị công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ cũng đồng ý với việc bán tín chỉ carbon tăng thêm thu nhập.

Rừng giàu trữ lượng xử lý tín chỉ carbon được mua với giá cao

Rừng giàu trữ lượng xử lý tín chỉ carbon được mua với giá cao

>>Nguồn lực xanh từ giao dịch tín chỉ carbon

Ông Lê Thanh Tùng - Giám đốc Công ty Cổ phần EcoTree cho biết, Chính phủ đang giao cho 2 bộ là Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon, luật mua, luật bán và xác định khí CO2 là loại tài sản, thực hiện việc đấu giá theo quy định của Nhà nước.

Với diện tích 600.000 ha rừng sẵn có, mỗi năm sẽ đem lại khoảng 3.000 tỷ đồng ngân sách cho tỉnh Kon Tum, đây là một con số không nhỏ đối với địa phương. “Các đơn vị thu mua họ chỉ cầm tờ giấy A4 (tín chỉ), họ không lấy sổ đỏ, không cầm bản đồ rừng, với dự án bán tín chỉ carbon 50 năm phát triển rừng bền vững (rừng không khai thác) hết thời hạn hợp tác, rừng vẫn là sở hữu của các Ban quản lý, các công ty lâm nghiệp, không chỉ thu tiền về cho ngân sách, mà rừng còn được làm giàu lên đem lại những giá trị về đa dạng sinh học. Ngoài ra, còn giúp Việt Nam thực hiện cam kết Công ước Quốc tế (ILO) về phát triển rừng bền vững, đóng góp tích cực bảo vệ khí nhà kính,” ông Tùng nói thêm.

Có thể bạn quan tâm

  • Nguồn lực xanh từ giao dịch tín chỉ carbon

    Nguồn lực xanh từ giao dịch tín chỉ carbon

    03:32, 22/10/2023

  • Cơ hội kinh doanh tín chỉ carbon

    Cơ hội kinh doanh tín chỉ carbon

    02:30, 07/07/2023

  • Đổi mới tư duy phát triển liên kết vùng và thúc đẩy thị trường kinh doanh tín chỉ carbon

    Đổi mới tư duy phát triển liên kết vùng và thúc đẩy thị trường kinh doanh tín chỉ carbon

    10:12, 02/06/2022

  • Áp lực của doanh nghiệp trước cơ chế điều chỉnh biên giới carbon

    Áp lực của doanh nghiệp trước cơ chế điều chỉnh biên giới carbon

    05:00, 31/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kon Tum: Sẽ có 3000 tỷ ngân sách mỗi năm từ rừng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO