Kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc: Căn cứ kết luận giám định "không hợp pháp" để buộc tội?

Huỳnh Khởi 16/08/2019 14:05

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết TAND hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều không công nhận cáo trạng cáo buộc Công ty Ngọc Hưng buôn lậu 535 khối gỗ.

Tại buổi chất vấn, trả lời chất vấn Phiên họp thứ 36 của UBTVQH vào chiều ngày 15/8, ĐBQH Hà Sỹ Đồng, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã chất vấn Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình liên quan đến kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc.

Trưởng, Phó đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Quảng Trị thực hiện chức năng giám sát tại phiên tòa xét xử vụ án này.

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị (thứ nhất từ trái sang) thực hiện chức năng giám sát tại phiên tòa xét xử vụ án này.

ĐB Đồng nêu câu hỏi: “Vụ án “Buôn lậu” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại tỉnh Quảng Trị và TP.Đà Nẵng đã kéo dài 8 năm. TAND TP.Đà Nẵng đã mở 4 phiên tòa xét xử sơ thẩm; TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án. ĐBQH đã giám sát tại phiên tòa và nhiều lần kiến nghị, chất vấn về dấu hiệu oan sai trong vụ án. Trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra từ ngày 3-26/7 vừa qua, TAND cấp cao Đà Nẵng đã dựa trên “kết luận giám định chui” không có giá trị pháp lý để cáo buộc các bị cáo phạm tội. Trong khi đó toàn bộ vật chứng đã bị C44 bán trái phép trong quá trình điều tra vụ án nên không thể giám định lại. Vậy, theo đồng chí phán quyết của TAND cấp cao Đà Nẵng như vậy là do nhận thức, vận dụng non kém về pháp luật hay do mục đích, động cơ gì khác, quan điểm của đồng chí thế nào về phán quyết này?”.

Trả lời chất vấn của ĐBQH Hà Sỹ Đồng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết: Trên cơ sở báo cáo, tòa án 2 cấp đều không công nhận cáo trạng cáo buộc Công ty Ngọc Hưng làm hồ sơ nhập lậu, xuất lậu 535 khối gỗ (nói số tròn).

Bản án của Tòa sơ thẩm tuyên Công ty Ngọc Hưng phạm tội buôn lậu 21 khối gỗ giáng hương không khai báo trong tờ khai thông quan.

Tòa phúc thẩm thì căn cứ trên kết luận giám định 783/STTNSV xác định khối lượng gỗ tăng lên 614 khối, nên HĐXX tuyên phạt ông Trương Huy Liệu, bà Trần Thị Dung phạm tội “Buôn lậu” 78 khối gỗ, trong đó 23 khối gỗ giáng hương.

Lý do là vì có 535 khối đã được đóng thuế và khai báo Hải quan. Và theo ý kiến công văn của Bộ Công Thương và trình bày trước tòa của đại diện Bộ Công Thương thì doanh nghiệp Việt Nam không phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hồ sơ từ bên ngoài vì việc đấy của doanh nghiệp bên ngoài chịu trách nhiệm. Cho nên những hàng hóa đã khai báo Hải quan, đóng thuế thì được coi là hợp pháp. Chính vì vậy tòa đã chấp nhận 535 khối của Công ty Ngọc Hưng là hợp pháp. Nhưng phần không khai báo là 78 khối bao gồm 23 khối gỗ hương và 55 khối gỗ trắc không khai báo Hải quan và đóng thuế thì tòa tuyên là buôn lậu và tịch thu, đấy là kết quả phiên tòa.

Về việc ĐBQH cho rằng Viện sinh thái tài nguyên sinh vật “giám định chui”, không có giá trị pháp lý: Năng lực và tư cách pháp nhân của viện này như thế nào thì chúng ta chưa bàn nhưng đây là yêu cầu chính thức của cơ quan điều tra có sự giám sát của VKS nên không có gì chui lủi ở đây cả. Báo cáo quốc hội là HĐXX đã căn cứ vào 6 tài liệu: giám định 783, báo cáo của Bộ Công an, báo cáo của VKS, biên bản định giá, kết quả bán đấu giá, hợp đồng mua bán của người trúng đấu giá. Với 6 tài liệu này HĐXX khẳng định rằng lô hàng có khối lượng là 614 khối, sau khi trừ đi phần đã khai báo và đóng thuế là 535 khối còn lại 78 khối thì HĐXX chấp nhận đề nghị cơ quan điều tra và VKS đây là hàng buôn lậu, còn Quốc hội giám sát tối cao thì chúng tôi sẵn sàng phục vụ vụ án này” - ông Bình nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc: Đại biểu Quốc hội lên tiếng

    Kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc: Đại biểu Quốc hội lên tiếng

    15:10, 07/08/2019

  • Kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc: Cân gỗ để quy ra khối lượng có thuyết phục?

    Kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc: Cân gỗ để quy ra khối lượng có thuyết phục?

    16:01, 03/08/2019

  • Kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc lớn nhất Miền Trung: Tòa tuyên 7 năm tù với ông Trương Huy Liệu

    Kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc lớn nhất Miền Trung: Tòa tuyên 7 năm tù với ông Trương Huy Liệu

    18:39, 26/07/2019

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp về nội dung trả lời của Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đối với chất vấn của ĐB Hà Sỹ Đồng, ông Hoàng Đức Thắng - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị cho biết: Chúng tôi rất mừng là Chánh án cũng đã thấy rõ những căn cứ không đầy đủ  nên TAND cấp cao tại Đà Nẵng đã không thừa nhận các kháng nghị của VKS cấp cao Đà Nẵng về việc cho rằng các bị cáo lập hồ sơ giả để nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam cũng như xuất khẩu đi nước thứ 3.

Vấn đề thứ hai chất vấn của ĐB Hà Sỹ Đồng là kết luận giám định 783/STTNSV là văn bản gốc, mấu chốt để xem xét vụ án nhưng biên bản, kết luận giám định này được xác lập bởi các tổ chức và cá nhân không có tư cách pháp nhân trong giám định tư pháp, thì có nghĩa là nó không có giá trị pháp lý.

Rất tiếc Chánh án TAND Tối cao lại cho rằng HĐXX ngoài căn cứ kết luận giám định 783 còn căn cứ vào các tài liệu như báo cáo của Bộ Công an, VKS, biên bản định giá… nhưng Chánh án “quên” là các văn bản đó đều dựa trên số liệu của giám định 783/STTNSV-  được xem là văn bản cơ sở gốc. Mà khi gốc này không có giá trị pháp lý, thì tất cả các văn bản dựa trên văn bản gốc này đều không có giá trị pháp lý. Mấu chốt ở chỗ đó! Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình không làm rõ vấn đề này. Và dường như là đang đưa cách hiểu cho cử tri và nhân dân rằng là các văn bản của các cơ quan là đầy đủ nhưng thực ra soi chiếu lại thì tất cả các văn bản đó phải bắt đầu từ văn bản giám định tư pháp. Giám định tư pháp không hợp pháp thì không thể sử dụng làm căn cứ để buộc tội các bị cáo trong vụ án này” - ĐB Thắng nêu lên quan điểm của mình.

Dù thực hiện đúng quy định xuất, nhập khẩu gỗ nhưng doanh nghiệp và công chức Hải quan vẫn bị truy tố trước tòa.

Dù đã thực hiện đúng quy định xuất, nhập khẩu gỗ nhưng doanh nghiệp và công chức Hải quan vẫn bị truy tố trước tòa.

Theo luật sư Nguyễn Trường Thành - Đoàn Luật sư TP.Cần Thơ: Theo các văn bản pháp luật quy định tại thời điểm Công ty Ngọc Hưng, nhập, xuất khẩu lô gỗ trong vụ án này:

Trường hợp doanh nghiệp không khai, hoặc khai sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn giảm, được hoàn, không thu thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, tùy trường hợp, người nộp thuế còn bị phạt 10% số tiền thuế khai thiếu, hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn không thu khai tăng theo điểm B, khoản 4, Điều 9 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2017 (đã được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009) hoặc bị phạt tiền một lần số thuế trốn, gian lận theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 14 Nghị định 97/2007/NĐ-CP (đã được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009).

Như vậy, giả sử như kết luận giám định 783 có đúng thì hành vi của Công ty Ngọc Hưng và các cá nhân liên quan cũng chỉ là vi phạm hành chính. Tuy nhiên, giám định 783 không thể cho kết quả đúng vì giám định thô sơ bằng mắt thường, các đo kiểm đếm, cân xác định khối lượng... cũng không đúng quy định.

Viện sinh thái tài nguyên sinh vật được C44 mời trưng cầu giám định nhưng vì đơn vị này không có chức năng xác định khối lượng nên Viện đi mời thêm Kiểm lâm vùng II để nhận làm vụ này. Trong khi đó Pháp lệnh giám định tư pháp quy định chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền mời đơn vị trưng cần giám định. Hơn nữa, trong quá trình cân, đo xác định khối lượng, Kiểm lâm vùng II cũng không cộng, trừ sai số cho phép 5% đối với gỗ xẻ, 10% đối với gỗ tròn theo quy định của pháp luật, tất cả những điều này đã được luật sư tranh luận tại phiên tòa, nhưng rất tiếc HĐXX không xem xét trước khi phán quyết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc: Căn cứ kết luận giám định "không hợp pháp" để buộc tội?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO