Các doanh nghiệp cho rằng, muốn tồn tại và phát triển trong thời đại kỷ nguyên số bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào sản xuất và quản trị.
Vì sao phải đổi mới sáng tạo?
Sự phát triển vượt bậc của cách mạng công nghệ 4.0 và những tác động mạnh mẽ lên mọi lĩnh vực, vấn đề đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số được nâng lên một tầm cao mới, là câu chuyện sống còn của doanh nghiệp.
Trong thời đại hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, thuộc ngành nghề nào, nếu nhanh chóng chuyển đổi dữ liệu và quy trình làm việc từ môi trường truyền thống thủ công sang số hóa, áp dụng đổi mới sáng tạo, tự động hóa quy trình sẽ nắm bắt được xu thế phát triển của thị trường, đưa doanh nghiệp mình vượt lên đối thủ.
Ngược lại, nếu chậm chạp thay đổi hoặc quá an phận trong vỏ bọc của chính mình sẽ sớm tụt hậu, bị đẩy ra khỏi cuộc chơi. Cuộc chiến giữa các hãng taxi truyền thống và mô hình gọi xe qua ứng dụng thời công nghệ 4.0 là bài học đắt giá về tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo.
Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Hội Tin học TP HCM cho biết: “Những công nghệ mới về điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Social Network, Mobility, Phân tích dữ liệu, IoT, và gần đây là Machine learning, Công nghệ nhận thức, Trí tuệ nhân tạo, Blockchain… đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc xử lý và khai thác nguồn dữ liệu khổng lồ đang tăng lên cấp bội số nhân mỗi ngày. Trong kỷ nguyên số thì dữ liệu số chính là tài sản của doanh nghiệp, mà dữ liệu số cũng chính là mấu chốt của hành trình chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, dẫn đến thành công của doanh nghiệp”.
Nghiên cứu mới nhất của IDC cho biết, chuyển đổi số sẽ đóng góp khoảng 1,16 nghìn tỷ USD vào GDP của châu Á- Thái Bình Dương, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 0,8%. Năm 2017, chiếm khoảng 6% GDP của châu Á- Thái Bình Dương đến từ các sản phẩm và dịch vụ số, thông qua việc sử dụng các công nghệ số. IDC dự báo con số này sẽ tăng lên 60% GDP khu vực vào năm 2021. Điều đó cho thấy lợi ích mang lại từ việc chuyển đổi số là rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, doanh nghiệp nói riêng.
Cũng theo số liệu của IDC, khoảng 84% các tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực đã và đang trong hành trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 7% là các doanh nghiệp tiên phong, và đây là những tổ chức có chiến lược chuyển đổi số hoàn thiện. Một khảo sát khác từ nguồn IDG lại cho biết, có đến 86% giám đốc điều hành doanh nghiệp khi được hỏi cho rằng chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh trong công ty mình.
Tại thị trường Việt Nam, chưa có số liệu chính thức nào về sự sẵn sàng chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Nhưng theo ghi nhận của Hội Tin học TPHCM thì hầu hết các doanh nghiệp luôn có nhu cầu ứng dụng CNTT để hoạt động kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao. Song với tốc độ phát triển quá nhanh của công nghệ, hàng loạt khái niệm mới, giải pháp, dịch vụ mới ra đời đã khiến cho các doanh nghiệp trở nên phân vân, e ngại. Họ không biết bắt đầu chuyển đổi từ đâu, cần trang bị những hiểu biết gì để đầu tư cho đúng đắn, vừa tiết kiệm chi phí mà không bị lạc hậu công nghệ.
Vì vậy, “Công nghệ và giải pháp phục vụ chuyển đổi số trên thị trường hiện đã sẵn sàng với rất nhiều lựa chọn, được cung cấp từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Nhưng làm sao để kết nối được giữa sự hiểu biết về công nghệ và chuyển hóa thành ứng dụng trong điều hành doanh nghiệp hiệu quả, bền vững. Đó chính là vấn đề lớn mà việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp cần phải giải quyết được”, ông Lâm Nguyễn Hải Long nhấn mạnh.
Giải pháp nào cho việc đổi mới sáng tạo?
Bắt tay vào quá trình chuyển đổi số, hầu hết các chuyên gia đều khuyên rằng, các doanh nghiệp đừng nghĩ CMCN 4.0 là những điều thật to tát, thay vào đó hãy nên bắt đầu chuyển đổi số từ những việc nhỏ nhưng có tầm nhìn lớn. Chẳng hạn, các doanh nghiệp có thể bắt đầu từ việc số hóa tài liệu để hạn chế in ấn giấy tờ, tiết kiệm thời gian cho khách hàng; Hoặc bước đầu số hóa quy trình giao việc, kiểm soát công việc trong doanh nghiệp với một giải pháp trên nền tảng đám mây.
Có thể bạn quan tâm
14:03, 27/07/2018
11:40, 05/07/2018
05:33, 12/04/2018
14:00, 11/04/2018
Trên cơ sở số hóa từng bước, tư duy về đổi mới sáng tạo trong tổ chức sẽ dần hình thành,khi đó hãy tiếp tục nghĩ đến những ứng dụng lớn lao hơn, như hệ thống quản trị ERP, dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo AI, Blockchain...
Ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch HCA, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn PAT cho biết thêm: “Để tiến lên số hóa, doanh nghiệp cần tiến hành chuyển đổi dữ liệu sang dạng số, và chuyển đổi nghiệp vụ sang dạng số. Việc chuyển đổi chỉ mang tính khả thi chỉ khi có dữ liệu số. Nếu không thực hiện chuyển đổi dữ liệu sang dạng số, và chuyển đổi nghiệp vụ sang dạng số thì sẽ không có chuyển đổi số nào. Cơ hội chuyển đổi số chia đều cho mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thực hiện việc này bằng cách phối hợp với 3 yếu tố khác để đạt mục tiêu nhanh nhất. Đó có thể là yếu tố sáng tạo trong nội tại doanh nghiệp, tổ chức; Đổi mới sáng tạo trong bối cảnh kinh tế chia sẻ và trong hệ sinh thái; Đổi mới sáng tạo thông qua kết nối với cộng đồng startup.
Để tăng mức độ đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp cần xây dựng một bộ phận khởi nghiệp ngay trong nội tại công ty, hoặc nên đầu tư vào các công ty startup với những mũi nhọn về công nghệ mới. Cách làm này hiệu quả vì vốn đầu tư ít, trong khi các startup linh động, luôn cập nhật và nghiên cứu tốt công nghệ mới.Tạo ra một hệ sinh thái trong doanh nghiệp bằng cách hợp tác với những công ty startup để đưa những đổi mới, sáng tạo về mặt công nghệ vào trong doanh nghiệp mình cũng là xu hướng của thế giới.
Cũng theo ông Tuấn, hiện nay thị trường CNTT được phân định rất rõ là ứng dụng cho quản lý nhà nước, là cho doanh nghiệp, là cho cộng đồng người dùng đầu cuối. Trong đó, cộng đồng doanh nghiệp và người dùng đầu cuối là thị trường quyết định. Vì vậy để hỗ trợ cho sự phát triển của CNTT lẫn sự ứng dụng CNTT, chúng tôi cho rằng về phương diện Nhà nước cần tạo ra được những môi trường, luật định kích thích được câu chuyện ứng dụng CNTT, còn lại thị trường sẽ tự điều tiết, quyết định.
Riêng mảng ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước dùng vốn ngân sách, cần tăng cao sự phối hợp về năng lực tư vấn của hiệp hội ngành nghề với các dự án quản lý Nhà nước, với thành phố. Bởi ở đây chúng ta cần những kiến thức chuyên gia, cần có sự chuyển giao công nghệ từ các hãng, những giải pháp lớn phải có sự phối hợp, và đưa ra được những cơ chế giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuyển giao công nghệ, tiếp nhận công nghệ, tránh tình trạng các hãng làm mưa làm gió và sau này mình không làm chủ được công nghệ.
Đồng quan điểm này, ông Phạm Thế Trung, Phó Giám đốc Trung tâm VNPT- IT khu vực 2 nhận định: “Kỷ nguyên số đang mang theo rất nhiều sự thay đổi, doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu của khách hàng để tiếp nhận công nghệ phù hợp, phát triển công nghệ ngay từ đầu hay thừa hưởng những cái có sẵn và được khẳng định trên thế giới. Trong cách mạng công nghệ 4.0 thì CNTT dẫn đầu, do đó, các doanh nghiệp muốn phát triển đột phá nên nghiên cứu những xu hướng công nghệ mới như Big Data, IoT, AI, Blockchain...